Page 157 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 157
với tư cách là người phụ trách công tác quân sự của Đảng, ông Võ
Nguyên Giáp chỉ thị cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
tổ chức gấp lực lượng chi viện cho miền Nam. Chỉ vài ba ngày sau,
đơn vị Nam tiến đầu tiên - một đại đội đã từ Khu 5 vào tới cầu
Bình Lợi (Sài Gòn). Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp xuống nhiều
địa phương miền Bắc đôn đốc các tỉnh khẩn trương tiếp tục tổ chức
lực lượng Nam tiến. Ngay từ ngày 26/9 đã có rất nhiều đơn vị rời
ga Hà Nội, Nam Định, Thanh Hoá... Nhiều chi đội đã tiến vào rất
sâu và bước đầu phát huy tác dụng góp phần cùng quân và dân
miền Nam tiêu hao và ngăn chặn địch. Tuy nhiên trong những
ngày đầu, binh lực của Pháp chưa nhiều nhưng được quân Anh và
quân Nhật (do người Anh điều khiển) hỗ trợ nên lực lượng so sánh
trên chiến trường rất chênh lệch, chiến sự lan ra rất nhanh cả ở
Nam Bộ và Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Chỉ
sau vài tháng, vùng địch kiểm soát lan rộng, quân và dân ta ở vào
tình thế rất khó khăn cả về binh lực, trang bị, tổ chức chỉ huy và
cách đánh.
Trung tuần tháng 1/1946, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được Cụ Hồ cử vào Nam thị sát
chiến trường. Mục đích chuyến đi là truyền đạt quyết tâm lớn của
Trung ương đến các tỉnh từ Nghệ An trở vào và nghiên cứu, xem
xét chiến trường trong Nam, giúp các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy
các mặt trận động viên đồng bào, chiến sĩ giữ vững tinh thần
kháng chiến, hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước, phát động
chiến tranh du kích, đánh địch rộng khắp nhằm tiêu hao và kìm
chân quân Pháp.
Ngày 18/1/1946, Võ Nguyên Giáp rời Hà Nội. Đã lâu lắm ông
mới có dịp trở lại mảnh đất miền Trung, lần lượt đi qua từng địa
danh quen thuộc. Những kỷ niệm vui buồn thời niên thiếu lần lượt
trở lại trong đầu, đan xen với những suy tư không dứt về những
mưu đồ đen tối của bọn Tưởng ở ngoài Bắc và cục diện chiến
155