Page 156 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 156
đã giành chính quyền. Xêđin buộc phải gặp đại diện chính quyền
cách mạng lâm thời và ép ta chấp nhận chế độ chính trị được nêu
trong bản tuyên bố ngày 24/3/1945 của Đờ Gôn . Cuộc gặp gỡ đầu
1
tiên không đem lại kết quả, Xêđin dựa vào sự bao che của quân
đội Nhật, gấp rút chuẩn bị lực lượng và giật dây Pháp kiều khiêu
khích trên đường phố Sài Gòn, nổi bật là cuộc nổ súng vào đồng
bào ta trong cuộc míttinh mừng Độc lập ngày 2/9. Từ ngày 6/9,
sau khi tướng Anh Grêxi và phái bộ Anh đến Sài Gòn cùng một
đại đội biệt kích đầu tiên của Pháp thì Xêđin dựa vào sự bao che
của Grêxi để chuẩn bị cho Lơcle và quân viễn chinh gây hấn ở
miền Nam.
Về phía người Anh, nếu tại Hội nghị Pốtxđam (7/1945), các cường
quốc Đồng minh đã “cấp hộ chiếu” cho quân đội Anh vào miền Nam
Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật thì chỉ vài tháng sau, khi
nhân dân Việt Nam đã giành chính quyền trong cả nước, với “tấm
hộ chiếu” đó, tướng Anh Grêxi đã nối giáo cho giặc, trắng trợn can
thiệp vào công việc nội bộ chính quyền cách mạng, tạo mọi điều
kiện để quân viễn chinh Pháp tái chiếm miền Nam Việt Nam.
Ngày 22/9 - chuẩn bị cho quân Pháp gây hấn ngày hôm sau -
Grêxi viện cớ duy trì trật tự thành phố hạ lệnh cấm báo chí, thiết
quân luật và đòi kiểm soát lực lượng cảnh sát thành phố Sài Gòn.
Như sau này tướng Pháp Mácsăng (J.Marchand) viết trong cuốn
Tấn thảm kịch Đông Dương: “Tất cả những việc làm đó chỉ khiến
cho những phần tử cách mạng vô cùng bực tức và thúc đẩy họ phải
dùng đến bạo lực”.
Ngay sau đêm 23/9 - đêm đầu của cuộc kháng chiến Nam Bộ -
______________
1. Nội dung tóm tắt của bản tuyên bố ngày 24/3/1945 của Tổng thống
lâm thời Đệ tứ Cộng hoà Pháp là ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ của
Việt Nam cùng với Ai Lao và Cao Miên, hợp lại thành Liên bang Đông
Dương và đặt dưới sự điều hành của một viên toàn quyền Pháp (như
trước năm 1939).
154