Page 155 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 155
chuyện ngày 3/9, trả lời câu hỏi của Pátti, ông Giáp cho biết: Đêm
22/8 - đúng dịp Pátti và đoàn OSS Mỹ vừa đến Hà Nội, một máy
bay của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh từ Calcutta (Ấn Độ)
chở hai toán người Pháp đến Việt Nam, toán của Métxme (P.Messmer)
nhảy dù xuống gần thị trấn Phúc Yên, tây bắc Hà Nội, toán của
Xêđin (J.Cédile) xuống gần Sài Gòn. Métxme - tự nhận là thiếu tá
và là “Ủy viên Cộng hoà Pháp” ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ - bị du kích
bắt giam sau được thả ở gần biên giới Trung - Việt. Xêđin - tự
nhận là đại tá, “Ủy viên Cộng hoà Pháp” tại Nam Kỳ, bị Nhật bắt
đưa về Sài Gòn, hai ngày sau được thả. Pátti hỏi thêm: Thế còn
Đuyprê? Ông Giáp cười hóm hỉnh: “Lui Đuyprê chỉ là một cái tên
khác của Métxme mà thôi”. Qua câu chuyện, Pátti đánh giá: Ông
Giáp gián tiếp nói cho mọi người nước ngoài biết rằng ngay từ
những ngày tháng Tám, Việt Minh đã có mặt ở khắp nơi, họ nắm
được chính xác tất cả những gì xảy ra ở Việt Nam và Chính phủ
lâm thời sẽ không ngồi yên một cách vô tích sự trong khi người
Pháp âm mưu quay trở lại bằng vũ lực.
Lời nhận xét đó bắt nguồn từ hàng loạt sự kiện diễn ra
dồn dập ở Sài Gòn, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/1945. Tác giả
của các sự kiện này là “bộ tứ”: Thủy sư Đô đốc Đácgiăngliơ
(Th. D'Argentlieu), Tướng Lơcle, “Ủy viên Cộng hoà Pháp” Xêđin
và viên thiếu tướng Anh Grêxi (D. Gracey), trưởng phái bộ quân sự
Anh, có nhiệm vụ thay mặt Đồng minh tiếp nhận đầu hàng của
Nhật ở Nam Đông Dương.
Hạ tuần tháng 8, trong khi những đơn vị viễn chinh đầu tiên
của Tướng Lơcle chưa kịp đến Nam Việt Nam thì, sau khi nhảy dù
xuống Tây Ninh, bị Nhật bắt rồi được đem về thả ở Sài Gòn, Xêđin
vội tìm bắt liên lạc với tên thực dân cáo già Badê (W. Bazé), bọn
quan cai trị cũ và tù binh Pháp (bị bắt giam từ ngày 9/3/1945) để
gấp rút chuẩn bị thực hiện chủ trương tái chiếm Nam Việt Nam.
Bọn chúng chưa kịp hành động thì nhân dân Sài Gòn và toàn Nam Bộ
153