Page 174 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 174

Phó Trưởng đoàn như thế nào? Năm 1971, trên tờ Tập san Sử -
                           Địa (số 23 - 24) xuất bản tại Sài Gòn, Hoàng Xuân Hãn viết: “Lần
                           này là lần đầu tôi biết cá nhân Võ Nguyên Giáp. Trái với tiếng đồn
                           là người róng riết, Giáp đã tỏ thái độ nhã nhặn, có tình cảm nhiều,
                           nhưng ý tưởng thì rất cương quyết. Trong hơn ba tuần  ở cùng
                           nhau, làm việc cùng nhau..., tôi đã nhìn thấy rõ cái bản lĩnh đặc

                           biệt của nhà cách mệnh trẻ tuổi này”.
                              Tình thân ái giữa các thành viên thể hiện ngay trong buổi tối
                           đầu tiên, 16/4, khi đoàn phải dừng chân ở Pắcxế vì máy bay gặp sự
                           cố kỹ thuật. Cùng mấy thành viên Phái đoàn ngồi chuyện phiếm,
                           ông Giáp kể chuyện về đời sống ở chiến khu. “Phong cảnh chiến khu
                           rất đẹp... Lúc về, có dịp tôi sẽ đưa các anh lên thăm chiến khu...”.
                           Đang khi vui chuyện, Nguyễn Mạnh Tường bỗng nói:

                              - “Anh Giáp phải lấy vợ đi thôi”. Võ Nguyên Giáp cười, trả lời:
                              - Nhờ các anh kén cho.
                              Nghe Nguyễn Mạnh Tường kể tên một phụ nữ cứu quốc có
                           tiếng đương thời, ông Giáp tỏ vẻ ngạc nhiên, nhưng rồi chỉ cười cho
                           qua chuyện.

                              Cùng với tình thân là lòng tin cậy lẫn nhau, thể hiện trong
                           việc phân công vào các tiểu ban để đấu tranh với đối phương. Võ
                           Nguyên Giáp làm Trưởng Tiểu ban Quân sự, đồng thời tham gia
                           các Tiểu ban Chính trị và Kinh tế - Tài chính của phía Việt Nam.
                           Sau khi hình thành các tiểu ban, Phái  đoàn vận dụng một cách
                           làm việc khá chặt chẽ. Là thành viên Phái  đoàn ngoại giao  đầu
                           tiên của nước Việt Nam mới, chưa ai có kinh nghiệm  đấu tranh

                           trên bàn đàm phán, nhất là đấu tranh với một đối tượng rất tinh
                           ma và cũng rất bảo thủ về chính trị dưới sự chỉ đạo chặt chẽ từ xa
                           không chỉ của  Đácgiăngliơ  ở Sài Gòn mà của cả Ngoại trưởng
                           Biđôn (G.Bidault) ở Pari. Trong từng tiểu ban, các thành viên luôn
                           đặt mình vào địa vị của Pháp để phán đoán xem ý đồ cụ thể của họ

                           là gì, họ sẽ lập luận thế nào để có phương sách đấu tranh. Tiểu ban


                           172
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179