Page 173 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 173
liên hiệp kháng chiến trước đó hai tuần. Có người đã từng được
tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát biểu với Người những suy
nghĩ về quan hệ giữa Việt Minh - Việt Quốc - Việt Cách (coi là
quan hệ “đảng tranh” ), nhưng rồi lại băn khoăn không biết Chủ
1
tịch nghĩ gì về “những lời tâm huyết nhưng trực ngôn” của mình.
Nhận thức về thời cuộc của nhiều người cũng rất khác nhau,
nhưng số đông đều thống nhất về tinh thần tự tôn dân tộc, lo lắng
cho nền độc lập mới giành được đã sớm bị uy hiếp. Nghe tin quân
Pháp trở lại xâm lược, không ít người hy vọng Hoa Kỳ và Trung
Hoa dân quốc “có nhiệm vụ cứu vãn hoà bình ở Viễn Đông” sẽ cản
trở Pháp tái lập nền thống trị ở Đông Dương. Nhưng khi thấy
quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở miền Nam, rồi Hiệp ước
Hoa - Pháp (28/2/1946) và Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)
được ký kết, quân Pháp tiến ra ngoài Bắc, có người đã thất vọng vì
hai ước nguyện Độc lập và Thống nhất tưởng rằng đã đạt, nay bị
“tiêu tan”, dân Việt đang đứng trước cái hoạ mất nước. Dùng vũ
lực chống lại, bỏ các đô thị để kháng chiến là chủ trương anh dũng
nhưng rồi tiền đồ sẽ ra sao, liệu có “tối tăm” như các vị tiền bối
Trương Công Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám? v.v..
Được Thường vụ Trung ương và Cụ Hồ giao cho nhiệm vụ cùng Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao cầm đầu một Phái đoàn đàm phán như vậy,
khó khăn của Võ Nguyên Giáp không chỉ là đối thoại với những
người đại diện quyền lợi của tư bản phản động Pháp, mà còn phải
làm sao phát huy tinh thần và trí tuệ của từng thành viên, đảm
bảo đoàn kết và thống nhất ý chí hành động trong nội bộ đoàn, tế
nhị nhất là với Trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam.
Cảm tưởng đầu tiên của anh em thành viên Phái đoàn đối với
______________
1. Tức là coi động cơ chính trị của Việt Minh chẳng khác gì các đảng
Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, xung đột nhau về ý thức hệ, tranh giành
nhau về ảnh hưởng và quyền hành chứ không vì lợi ích quốc gia dân tộc.
171