Page 36 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 36
Một số tướng lĩnh được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc kháng
chiến thứ nhất, như các ông Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Lê
Trọng Tấn, Trần Độ, Hoàng Cầm, Nguyễn Hoà... đã lần lượt được
Trung ương cử vào chiến trường cùng Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo
cuộc kháng chiến đang trên đà phát triển. Một Ủy viên Bộ Chính
trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh, được Cụ Hồ và Bộ Chính trị cử vào cùng Trung ương Cục
trực tiếp chỉ đạo cuộc đối đầu với kẻ thù mới. Về phía chỉ huy và
lãnh đạo, do sự trưởng thành của đội ngũ tướng lĩnh, sự hình
thành của Trung ương Cục, bộ Tư lệnh Miền và bộ Tư lệnh các
chiến dịch, cho nên sự chỉ đạo của Bộ Thống soái nói chung, của
Quân ủy Trung ương và Tổng Tư lệnh nói riêng cũng khác so với
cuộc kháng chiến thứ nhất. Ngoài việc cùng tập thể Bộ Chính trị,
Ban Chấp hành Trung ương và Quân ủy Trung ương bàn và chỉ
đạo từng bước đi ở tầm chiến lược toàn cục, sự chỉ đạo của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đối với chiến trường không còn trực tiếp
như hồi kháng chiến 9 năm. Quá trình phát triển của cuộc chiến
tranh cách mạng miền Nam là quá trình ông chỉ đạo các cơ quan
Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh xây dựng lực lượng, phối hợp với
các bộ, các ngành tổ chức chi viện, đáp ứng yêu cầu từng bước và
ngày càng nhiều về người và cơ sở vật chất cho tiền tuyến lớn miền
Nam, chỉ đạo các quân chủng, binh chủng chiến đấu bảo vệ miền
Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trực tiếp chỉ đạo
hoạt động của chiến trường Trị - Thiên sau khi hình thành Mặt
trận Trị - Thiên (B5) sát phía nam hậu phương lớn.
Rõ ràng là năm 1965, cơ quan Tổng hành dinh và Tổng Tư
lệnh Võ Nguyên Giáp cùng toàn quân và toàn dân trực tiếp đối
mặt với quân viễn chinh Mỹ trong bối cảnh khác hẳn 20 năm trước
khi cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu. Vấn đề đặt ra là vận
dụng kinh nghiệm đánh Pháp và kiến thức mới học được ở các
trường chính quy trong và ngoài nước như thế nào vào điều kiện
34