Page 39 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 39
Viên bộ trưởng mới chưa kịp nhận bàn giao thì đã nổ ra cuộc Tổng
tiến công Tết Mậu Thân của quân dân miền Nam. Điều trớ trêu là
cuộc tiến công đồng loạt này nổ ra vào thời điểm quân đội Mỹ ở
Nam Việt Nam đã lên tới con số kỷ lục: trên 54 vạn. Và Oasinhtơn
không hiểu vì sao sự kiện long trời nổ ra từ cuối tháng 1/1968 mà
mãi nửa tháng sau Tổng Chỉ huy Oétmolen mới gửi báo cáo chính
thức về nước, nói rõ rằng: 5 thành phố lớn, 34 tỉnh lỵ, 64 quận lỵ
và tất cả các thị trấn bị tiến công. Sự kiện vang dội tới mức mãi
đến những năm sau này trên rất nhiều trang sách, báo, tạp chí,
giới học giả và tướng lĩnh Mỹ và phương Tây còn tiếp tục nói về
Tết Mậu Thân. Ký giả kiêm sử gia Cơri trong cuốn Chiến thắng
bằng mọi giá nhận xét rằng Bộ Thống soái Bắc Việt đã khéo léo
thu hút sự chú ý của Oétmolen và cả hệ thống săn tin tức của CIA
vào mục tiêu Khe Sanh để rồi bất ngờ mở cuộc Tổng tiến công trên
toàn miền Nam. Hai nhà báo Mỹ Xtin và Lepxơn (J. Stein và
M. Leepson), đồng tác giả Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam, rút
ra mấy kết luận về cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968
như sau: Vũ khí chủ yếu của cộng sản là sự bất ngờ. Cuộc tiến công
vào sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã thực sự làm cho người Mỹ ở Sài Gòn
cũng như ở Oasinhtơn choáng váng. Do sự kiện Tết Mậu Thân mà
những cố vấn “thông minh nhất và thân cận nhất” của Tổng thống
Mỹ đã nói thẳng với Giônxơn rằng: Chúng ta không thể nào giành
được thắng lợi trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Cũng trong dịp
này, tờ Tuần tin tức (News Week) nhận định rằng, chỉ bằng một
đòn đánh táo bạo trong dịp Tết, Bộ Thống soái Việt Nam và Việt
cộng đã làm thay đổi đột ngột cục diện chiến tranh. Trong khi đó
thì tại Hà Nội, ông Giáp nhẹ nhàng nói với Rípphô (Madeleine
Riffaud - nữ phóng viên báo Pháp Humanité) rằng: Tướng
Oétmolen có trong tay hơn 50 vạn quân, vậy mà ông ta không giúp
Oasinhtơn tìm thấy một chút ánh sáng ở cuối đường hầm. Đối với
Mỹ, chiến trường Việt Nam quả là một cái vực sâu thăm thẳm.
37