Page 32 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 32
chỉ đạo vận dụng mọi biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm từng
bước hạn chế chỗ mạnh về binh khí, kỹ thuật của quân Pháp, vô
hiệu hoá tính vững chắc của hệ thống phòng thủ hiện đại của tập
đoàn cứ điểm, hạn chế rồi triệt hẳn nguồn tiếp tế tăng viện duy
nhất bằng không quân của địch và làm thất bại mọi ý đồ giải tỏa
và tháo chạy của chúng. Cùng toàn quân giành thắng lợi vang dội
trên chiến trường Điện Biên Phủ, niềm tự hào lớn nhất của ông là
đã chấp hành nghiêm chỉnh và trọn vẹn chỉ thị của Cụ Hồ khi lên
đường ra trận: Chỉ được đánh thắng.
Mấy chục năm sau, qua những lần hội thảo, qua những trang
hồi ký, cán bộ cấp đại đoàn tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ mới
bộc bạch những suy nghĩ của mình. Tướng Vương Thừa Vũ nói: Nếu
hồi đó cứ “đánh nhanh giải quyết nhanh” thì cuộc kháng chiến
chống Pháp có thể lùi lại 10 năm. Còn theo Tướng Lê Trọng Tấn,
“nếu không có quyết định thay đổi phương châm thì phần lớn cán bộ
chúng tôi đã không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”, nghĩa
là đã ngã xuống cánh đồng Mường Thanh. 29 năm sau, ngày
8/4/1983, trên tờ báo Pháp Người quan sát mới, người ta thấy hai ký
giả Pháp là Buđaren và Cavigliôli (G.Boudarel - F.Caviglioli) viết
bài nhan đề “Tướng Giáp suýt thua trận ở Điện Biên Phủ”, kể chi
tiết diễn biến của việc thay đổi phương châm tác chiến của ta và kết
luận: “Võ Nguyên Giáp vừa là một vị tướng vĩ đại vừa là một nhà
chính trị vĩ đại vì ông dám thừa nhận và sửa chữa sai lầm mà
không khư khư bám lấy một luận thuyết, đã dám khước từ “chiến
thuật biển người” không phù hợp với điều kiện Việt Nam”.
Một sự trùng hợp kỳ lạ và hiếm thấy. Ngày chiến thắng của ông
Giáp ở Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954, cũng là ngày đúng một năm
trước, Tướng Hăngri Nava nhận trọng trách sang Đông Dương.
Thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ kéo theo sự sụp đổ hoàn
toàn của kế hoạch chiến lược 18 tháng, niềm hy vọng không riêng
30