Page 37 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 37

đối tượng tác chiến đã thay đổi. Kẻ địch trong cuộc kháng chiến
                           thứ hai này là quân đội một nước có tiềm lực quân sự rất lớn, nhất
                           là về binh khí, kỹ thuật.
                              Mùa xuân năm 1965, khi quân Mỹ bắt đầu đổ bộ ồ ạt vào trực
                           tiếp tham chiến ở miền Nam, cũng là lúc kế hoạch chiến lược 1965 -
                           1967 của Tổng Chỉ huy  Oétmolen  (Westmoreland) vừa  được tổng

                           thống chính thức thông qua. Quân và tướng Mỹ cùng với quân và
                           tướng tay sai và chư hầu lần lượt vào cuộc. Hàng chục vạn quân Mỹ
                           và quân chư hầu cùng nửa triệu quân đội Sài Gòn được đặt dưới
                           quyền điều hành tập trung của cái gọi là Cơ quan viện trợ quân sự
                           Mỹ (MACV) do Tướng Oétmolen cầm  đầu. Nếu không kể những
                           tướng Mỹ  điều hành Phái  đoàn viện trợ và cố vấn quân sự Mỹ
                           (MAAG)  ở Nam  Việt Nam  những năm quân Mỹ chưa trực tiếp

                           tham chiến như Ô.  Đanien (W. O'Daniel) và Hakin (C.  Harkins)
                           thì Tướng bốn sao Oétmolen là đối thủ thứ tám và là đối thủ Mỹ
                           đầu tiên của ông Giáp.
                              Bài toán chiến lược đặt ra từ mấy năm trước đối với Bộ Thống
                           soái, với tướng lĩnh cả hai miền Nam - Bắc và riêng với Tổng Tư

                           lệnh Võ Nguyên Giáp, đến lúc này càng trở nên cấp bách cần có lời
                           giải, đó là đánh Mỹ thế nào và thắng Mỹ bằng cách nào? Tại Đại
                           hội anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam họp tháng 5/1965, ông
                           Nguyễn Chí Thanh kết luận: Cứ  đánh Mỹ sẽ tìm ra cách thắng
                           Mỹ. Cũng trong dịp này, lãnh đạo Khu 5 chủ trương tiêu diệt một
                           đơn vị Mỹ  để hạ uy thế của chúng ngay  từ  đầu và  để rút kinh
                           nghiệm cho toàn khu.  Trận Núi Thành (27/5/1965)  được ghi  vào

                           lịch sử là trận đầu thắng Mỹ. Cũng từ trận này, xuất hiện khẩu
                           hiệu “Gặp Mỹ là  đánh, tìm Mỹ mà diệt”. Nửa năm sau, tháng
                           11/1965, Tướng Chu  Huy Mân chỉ huy chiến dịch  đánh Mỹ  đầu
                           tiên - Chiến dịch Plâyme - trong đó có trận mà Tài liệu mật Lầu
                           Năm Góc gọi là “trận đánh đẫm máu ở thung lũng Ia Đrăng, trận

                           đánh lớn đầu tiên”. Ngay từ hồi đó ký giả Mỹ và phương Tây hết sức


                                                                                            35
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42