Page 40 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 40

Một lần nữa bộ máy cầm đầu quân viễn chinh Mỹ lại bị xáo
                           trộn sau đợt 1 của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân. Cả Tổng
                           Chỉ huy Oétmolen và Tư lệnh hạm  đội Thái Bình Dương Sáp
                           (G. Sharp) đều bị cách chức. Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara

                           chính thức ra đi, trao quyền làm chủ Lầu Năm Góc cho Clípphớt
                           (C. Clifford).  Đợt 1  của cuộc Tổng tiến công này còn buộc Tổng
                           thống Giônxơn xuống thang một bước quan trọng: Chấp nhận
                           ngừng ném bom miền Bắc và cử phái đoàn sang Pari đàm phán với

                           đối phương. Về phần cá nhân, trong diễn văn ngày 31/3/1968, ông
                           ta chính thức tuyên bố: Sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ tổng thống
                           sắp tới. Khi cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân bắt đầu, ít ai nghĩ
                           rằng nó sẽ tác  động  đến bộ máy cầm  đầu chiến tranh của Hợp

                           chúng quốc Hoa Kỳ đến như thế. Ngày 4/5/1968 đúng vào ngày bắt
                           đầu đợt 2 của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Tổng Chỉ huy
                           mới Abram (C.Abrams) nhậm chức và trở thành đối thủ thứ chín
                           của ông Giáp. Để tạo điều kiện cho diễn viên mới triển khai kịch

                           bản Việt Nam hoá chiến tranh được thuận lợi, Tổng thống Mỹ đã
                           xin Quốc hội chuẩn y khẩn cấp 6,3 tỷ đôla, nhưng đề nghị bị Hạ
                           viện bác bỏ và chỉ chấp thuận chừng 1/20, tức là 300 triệu đôla.
                           Trong bối cảnh không thuận lợi đó, Tướng Abram phải triển khai

                           đồng thời hai việc: Từng bước rút quân Mỹ theo trình tự Lầu Năm
                           Góc  đã dự kiến và thử nghiệm khả năng  độc lập tác chiến của
                           quân đội Thiệu, tức là tập dần cho tướng sĩ Sài Gòn ngày càng ít
                           phụ thuộc vào sự yểm trợ của hỏa lực Mỹ.

                              Ông Giáp không quan tâm lắm đến những lần tuyên bố (lần
                           lữa) của Níchxơn (R.M. Nixon - Tổng thống Hoa Kỳ thứ 37 vừa đắc
                           cử) và của Bộ trưởng Quốc phòng mới Leđơ (M. Laird) về vấn đề
                           rút quân Mỹ, nhưng ông chú ý theo dõi sát các bước đi của viên
                           tổng chỉ huy mới. Ông phán đoán Abram sẽ hướng vào Đông Bắc
                           Campuchia và Trung - Hạ Lào hòng đánh vào đường giao thông



                           38
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45