Page 35 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 35
chính trị với đấu tranh vũ trang và đang từng bước phát triển từ
khởi nghĩa vũ trang lên chiến tranh cách mạng. Đến năm 1964,
khi viên tướng số 1 của Mỹ là Taylo (Maxwell Taylor) được cử sang
thay Cabốt Lốt (Henri Cabot Lodge) làm đại sứ ở miền Nam và
Tướng Oétmolen (Westmoreland) thay Tướng Hakin (Harkins) làm
Tổng Chỉ huy, chuẩn bị chuyển sang “chiến lược chiến tranh cục
bộ” thì tình hình miền Nam đã chuyển biến có lợi cho cách mạng,
khác hẳn những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ.
Mùa xuân năm 1965, Nhà Trắng thông báo chính thức quyết
định của Tổng thống Giônxơn (L.B. Johnson) cho quân Mỹ vào
trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam cũng là lúc trên trục
đường vận chuyển chiến lược - đường Hồ Chí Minh, đã chuyển từ
hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam (so với
năm 1960) gấp 14 lần về bộ đội chủ lực, gấp 10 lần về phương
tiện chiến đấu. Các chiến trường Nam Bộ, Khu 5, Tây Nguyên
đã hình thành. Ba thứ quân (trong đó bộ đội chủ lực được tổ
chức ở quy mô sư đoàn) đã triển khai trên các địa bàn chiến lược
chủ yếu.
Thế và lực của ta trên chiến trường miền Nam phát triển và
được cải thiện một phần quan trọng là vì ở ngoài Bắc, bộ máy quân
sự do Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp và tập thể Quân ủy điều hành
đã kịp thời chuyển động nhịp nhàng trước yêu cầu của tình hình
mới theo tinh thần các nghị quyết 12 và 15 của Trung ương. Toàn
quân quán triệt lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ sáu: “Bất kỳ hoà bình hoặc chiến
tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị
trước”. Trải qua 9 năm kháng chiến và 10 năm xây dựng, Quân đội
nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc cả về tổ chức, trang
bị và kinh nghiệm chiến đấu. Hình ảnh “anh Vệ túm” hồi đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp đã lùi về quá khứ. Nhiều cán bộ trung,
sơ cấp năm xưa đã trở thành cấp chỉ huy chiến dịch, chiến lược.
33