Page 43 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 43
còn là một ẩn số. Tháng 8/1967, khi được báo cáo một trung đoàn
tên lửa đã vào Vĩnh Linh để nghiên cứu việc đánh B.52, Cụ Hồ
khen: Thế là tốt, muốn bắt được cọp, phải vào tận hang. Lời khen
có tính định hướng đó đã mở đường cho dòng suy nghĩ của cả cơ
quan Tổng hành dinh và của lãnh đạo quân chủng. Một vấn đề
trăn trở đối với tướng lĩnh ta lúc này là cách đánh. Tư lệnh Quân
chủng Phòng không - Không quân đã được Đại tướng vừa giao
nhiệm vụ và động viên: Ta đã tìm được cách đánh Mỹ trên bộ, phải
tìm cho ra cách đánh Mỹ trên không, kể cả B.52. Một nhóm cán bộ
của quân chủng được giao nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn Phương
án đánh B.52. Đầu năm 1971, Tổng Tư lệnh đồng ý cho một số phi
công vừa tốt nghiệp ở Liên Xô về vào đường Trường Sơn để “nhận
diện” B.52, rồi một số máy bay Mig được đưa vào ém sẵn ở mấy
sân bay trên địa bàn Khu 4. Một vài biên đội lần lượt xuất kích,
một số trạm rađa được triển khai dọc tả ngạn sông Mê Kông trên
đất bạn để luyện tập phát hiện B.52 trong nhiễu, với những khẩu
hiệu: “Vạch nhiễu tìm thù”, “Quyết thắng nhiễu điện tử của Mỹ”.
1
Những lần bộ đội tên lửa bắn rơi B.52 đều được Tổng Tư lệnh
nhắc nhở quân chủng rút kinh nghiệm kịp thời. Bám sát kinh
nghiệm thực tế, dần dần Phương án đánh B.52 đã hình thành sau
nhiều lần nghiên cứu, biên soạn, thảo luận, bổ sung, cuối cùng
được giới thiệu trong hội nghị cuối tháng 10/1972, một hội nghị mà
Tổng Tư lệnh chỉ thị: Tập trung thảo luận để đi đến thống nhất về
cách đánh B.52 của bộ đội tên lửa. Kết luận quan trọng rút ra từ
hội nghị này là: “Chúng ta có thể bắn rơi tại chỗ B.52 của Mỹ”. Đó
là một niềm tin có cơ sở khoa học. Sau hội nghị, một tập sách nhỏ
ra đời mang tên Cách đánh B.52 của bộ đội tên lửa mà anh em
quân chủng thường gọi là “Cẩm nang bìa đỏ”. Nhờ “cẩm nang” đó
______________
1. Tháng 9/1967 ở Vĩnh Linh, tháng 3/1971 trong Chiến dịch đường 9 -
Nam Lào, tháng 4/1972 trong Chiến dịch Quảng Trị...
41