Page 44 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 44
mà đơn vị lập công đầu sau hội nghị tháng 10 là đoàn tên lửa H.63
ở Nghệ An. Trung đoàn đã khắc phục được nhiễu, lần đầu tiên hạ
được B.52 ở bắc vĩ tuyến 17 và giữa ban ngày. Từ thực tế sáng tạo
của bộ đội, khái quát thành lý luận, nguyên tắc và biện pháp, trả
về cho bộ đội thực hành, đó là những bước đi chập chững mò mẫm
ban đầu, cuối cùng dẫn đến chiến công vang dội được mệnh danh
là Điện Biên Phủ trên không cuối tháng 12/1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất trân trọng trí thông minh và
tinh thần sáng tạo của những người đã làm nên cái mà sau này
ông gọi là “một sự bất ngờ mà Mỹ không hề lường trước”. Ngay sau
ngày chiến thắng B.52, trong hội nghị cán bộ tại hội trường quân
chủng, ông giơ cao cuốn Cẩm nang đỏ lên và nói đại ý: Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến chiến thắng B.52 nhưng một nguyên nhân
hết sức quan trọng là sự đóng góp của cuốn sách này.
Quân chủng đã phát huy một cách xứng đáng ý chí dám đánh
và trí tuệ biết đánh để chiến thắng binh khí, kỹ thuật siêu hiện
đại của đế quốc Mỹ.
Sau thất bại của cuộc tập kích chiến lược bằng B.52, Tướng
Uâyoen nhậm chức chưa đầy 10 tháng thì ngày 29/3/1973 (tức là
hai tháng sau khi Hiệp định Pari được ký kết), Bộ Chỉ huy Mỹ ở
Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Tổng Chỉ huy Uâyoen cùng 2.501 lính được
coi là “những quân nhân cuối cùng” của quân lực Hoa Kỳ rời khỏi
Nam Việt Nam, chấm dứt quá trình thất bại liên tiếp của ba đại
tướng Tổng Chỉ huy Mỹ trong 7 năm điều hành quân viễn chinh
trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Một điều trùng hợp kỳ lạ là,
đúng hai năm sau, ngày 29/3/1975, khi chế độ Nguyễn Văn Thiệu
đã đứng trước bờ vực sụp đổ, trên cương vị Phó Tham mưu trưởng
lục quân Hoa Kỳ, Tướng Uâyoen lại được Oasinhtơn phái sang để
làm một việc vô vọng là giúp Thiệu lật lại thế cờ!
Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, theo phương hướng chiến
lược của Bộ Chính trị, đi đôi với việc theo dõi và chỉ đạo cuộc đấu
42