Page 42 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 42

về hưu Oétmolen viết rằng khi quân Bắc Việt bắt đầu phản công,

                           quân Mỹ và quân Việt Nam cộng hoà buộc phải làm một việc khó
                           khăn nhất trong tất cả các hoạt động quân sự, đó là rút lui trước
                           cuộc tiến công mãnh liệt của đối phương, đến nỗi quân đội Thiệu
                           chỉ còn cách Sêpôn chừng 1 km mà vẫn phải vội vã vượt sông để
                           tháo lui. Còn tác giả cuốn  Chiến thắng bằng mọi giá,  thì kể lại
                           rằng: Người Mỹ xem tivi buổi tối đã chứng kiến cảnh những binh
                           sĩ Việt Nam (quân đội Sài Gòn) vẻ mặt kinh hãi bám lấy càng máy
                           bay trực thăng để thoát thân. Và ông ta kết luận: Thế là cuộc hành
                           quân này đánh dấu chấm hết đối với chương trình Việt Nam hoá
                           của Mỹ.

                              Cũng trong dịp này, trên chiến trường  Tây Nguyên và
                           Campuchia, Toàn thắng 1/71 và Quang Trung 4 cũng chịu chung
                           số phận với Lam Sơn 719. Và từ đó đến hết năm 1972, theo phương
                           hướng chiến lược chung của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương,
                           Bộ Tư lệnh Miền tiếp tục điều hành các chiến trường phía Nam
                           giành thắng lợi trong mấy chiến dịch liên tiếp. Các chiến dịch Bắc
                           Tây Nguyên và chiến dịch Trị - Thiên (tháng 3 - tháng 6/1972) kết

                           thúc cũng là lúc Oasinhtơn thay tướng. Từ giữa năm 1972, trong
                           khi tại Sài Gòn quyền Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Mỹ chuyển
                           từ tay Tướng Abram sang tay Tướng Uâyoen (F.C. Weyand - đối
                           thủ thứ mười và là đối thủ Mỹ thứ ba của ông Giáp) thì tại Hà Nội,
                           Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đang cùng Tổng Tham mưu trưởng

                           Văn Tiến Dũng chỉ đạo các cơ quan Tổng hành dinh và Bộ Tư lệnh
                           Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cách  đánh
                           B.52 của Mỹ. Hoạt động đối ngoại giữa những người cầm đầu Nhà
                           Trắng với một số nước lớn trong mấy tháng xuân - hè vừa qua cho
                           thấy khả năng B.52 ra đánh miền Bắc đã đến gần.
                              Việc máy bay B.52 của Mỹ ra đánh phá Hà Nội, Hải Phòng đã
                           được Chủ tịch Hồ  Chí Minh dự kiến rất sớm, nhưng việc  đánh

                           pháo đài bay của không lực Hoa Kỳ như thế nào, đối với quân ta



                           40
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47