Page 583 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 583
nên kết quả chiến đấu hạn chế khi mà thành tích chiến đấu có thể
đạt được cao hơn, Xalăng viết: Lời phê bình đó của thủ trưởng đã
thấm xuống dưới để tất cả các chi bộ kiểm tra lại chặt chẽ công tác
giáo dục và các bài học kinh nghiệm vừa rút ra và sẽ được vận
dụng ngay vào nhiệm vụ chiến đấu tiếp theo. Một bộ đội như vậy,
một bộ đội biết băng bó vết thương của mình, bộ đội đó là một công
cụ chiến đấu không gì có thể so sánh được.
Sau khi nêu lên so sánh binh lực của hai bên trước khi bước
vào mùa khô này, Tướng Xalăng kết luận rằng ưu thế về quân số
nghiêng về đối phương (31 vạn so với 26 vạn) nhưng “ông Giáp
không có không quân, cũng không có phương tiện vận tải cơ giới,
điều đó quan trọng trong so sánh lực lượng”. Viên Tổng Chỉ huy
Pháp nói rằng trong khi dừng chân ở Hà Nội để nghiên cứu về đối
phương, ông ta đã đôn đốc cơ quan tình báo theo sát động tĩnh và
chủ trương tác chiến của quân đội Việt Minh, vì cho rằng chắc
chắn trong những tháng yên tĩnh vừa qua, ông Giáp đã xây dựng
một kế hoạch tác chiến mới. Xalăng thú nhận rằng Phòng Nhì
không cung cấp được tài liệu gì đáng kể vì “đối phương đã thay đổi
mật mã của họ, điều đó có nghĩa là họ sắp nhanh chóng lao vào
một thời kỳ mới của cái mà ông Giáp gọi là tổng phản công. Ông ta
muốn mở rộng cuộc chiến ra trên toàn lãnh thổ Đông Dương”.
Thế rồi, vẫn theo Xalăng, mãi đến cuối tháng 9 phía Pháp bắt
đầu phát hiện những thay đổi trong hoạt động của ta. Có tin hai
vạn dân công đã được tập trung. Việc vận chuyển qua sông Hồng ở
vùng Yên Bái tăng lên đột ngột cùng với sự tăng lên của các kíp
trực của các đài vô tuyến điện. “Đã rõ ràng có những bằng chứng
cho thấy Việt Minh quan tâm đặc biệt đến vùng Sơn La thuộc xứ
Thái đen và vùng Sầm Nưa thuộc trung nguồn sông Mã, cửa ngõ
phía bắc của nước Lào”. Ngày 4/10, Tướng Đờ Linarét ra lệnh báo
động và tăng cường trinh sát toàn khu Tây Bắc, nhất là hữu ngạn
sông Đà. Ngày 5/10, Tướng Xalăng bay vào Sài Gòn để đón tiếp
581