Page 83 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 83
Mán tiền như thế nào, cho phù hợp trình độ và nhất là phong tục
tập quán của đồng bào.
Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng đã dựa vào Trọng Khánh,
một hội viên trung kiên, quen biết nhiều bà con trên vùng cao
Cẩm Lý. Trọng Khánh đã giới thiệu để các ông “bắt rễ” một người
bạn thân thiết của mình. Sau khi được tuyên truyền tôn chỉ mục
đích của hội, người bạn của Trọng Khánh đồng ý xin vào hội. Có
điều mới là, theo ý kiến của Trọng Khánh, dựa vào phong tục địa
phương và yêu cầu của người hội viên mới, trong buổi lễ kết nạp
vào hội, nên làm lễ ăn thề. Mấy nén nhang được thắp lên, một bát
nước suối, người hội viên được kết nạp thề “một lòng trung thành
với hội, không phản bội, không bỏ hội. Nếu làm trái lời thề, sẽ như
những cây hương này” và mấy nén nhang đang cháy bị nhúng
xuống bát nước.
Từ đấy, thông qua Đồng minh - bí danh các ông đặt cho người
hội viên mới - phong trào trên vùng cao thuộc tổng Kim Mã phát
triển rất nhanh, từ Cẩm Lý sang Nậm Ti, Khuổi Mán, hình thành
chỗ đứng chân ngày càng mở rộng làm bàn đạp tiến xuống phía
nam, theo hướng Ngân Sơn, Chợ Rã.
Đúng như các ông phán đoán, giữa lúc phong trào đang phát
triển, địch từ mấy hướng kéo vào bao vây tổng Kim Mã. Nhận thấy
cơ sở mới được xây dựng, nhân dân chưa có kinh nghiệm chống
khủng bố, nếu cán bộ rút đi thì phong trào rất dễ bị tan vỡ, nên hai
ông quyết tâm bám địa phương để cùng cán bộ cơ sở chỉ đạo duy trì
phong trào. Một khó khăn là đúng lúc này cả hai thường bị sốt rét,
nhất là Lê Thiết Hùng. Lo cho sức khỏe và sự an toàn của hai
người, Cụ Hồ cử cán bộ đến đón các ông về, nhưng cả hai đều xin ở
lại cùng cán bộ địa phương chỉ đạo đồng bào đối phó với cuộc
khủng bố của địch. Các ông nhận định, đây chỉ là một đợt khủng
bố nhỏ nhưng do lần đầu bị địch dọa dẫm, dụ dỗ nên cũng có một
81