Page 82 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 82
đấu tranh. Một điều khác tôi đã nhận ra là, với những tâm hồn rất
chất phác, trong trẻo của đồng bào miền núi, khi cách mạng đã
đem đến cho họ một lòng tin, thì không có sức nào lay chuyển được
lòng tin đó”.
Với kết quả mở rộng cơ sở chính trị vững chắc ở Nguyên Bình,
Cụ Hồ chỉ thị bước tiếp theo cho các ông Võ Nguyên Giáp và Lê
Thiết Hùng là tiến dần xuống phía nam, bắt đầu từ tổng Kim Mã -
một địa bàn chưa có tổ chức cứu quốc vững mạnh - để xây dựng
thành một bàn đạp phát triển xuống phía Bắc Kạn, tạo thành một
đầu cầu, sẵn sàng thực hiện chủ trương Nam tiến.
Một điều kiện thuận lợi khá cơ bản lúc này là “vốn” tiếng địa
phương của anh Văn đã khá vững vàng, kể cả tiếng Tày, Nùng và
tiếng Mán. Do dùng được tiếng địa phương để giải nghĩa nên các
lớp huấn luyện cũng rút ngắn được thời gian, diện hội viên cứu
quốc được dự huấn luyện rộng hơn, phổ cập hơn. Nhờ vậy, phong
trào phát triển khá thuận lợi ở tổng Kim Mã. Các đoàn thể cứu
quốc nhanh chóng hình thành ở xã rồi nhiều xã trong tổng.
Nhưng hai ông Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng sớm nhận thấy
một thực tế là, Kim Mã là vùng thấp, gần đường cái, tiện đường
cho địch đưa lính về khủng bố, phong trào rất dễ gặp khó khăn
nếu không khẩn trương xây dựng cơ sở làm chỗ đứng chân vững
chắc ở vùng cao để duy trì và hỗ trợ phong trào khi cần thiết.
Xung quanh Kim Mã đều là núi, nơi sinh sống của đồng bào Mán
tiền, với từng xóm nhỏ heo hút vài ba mái nhà cheo leo trên sườn
núi. Việc mở rộng phong trào lên vùng đồng bào Mán tiền không
những cấp thiết để hỗ trợ cho vùng thấp mà còn tạo bàn đạp để
phát triển xuống hướng Bắc Kạn và sang hướng Lạng Sơn trước
yêu cầu mở rộng căn cứ địa cách mạng. Một vấn đề mới được đặt
ra trước hai “thầy giáo vùng cao” lúc này là vận dụng kinh
nghiệm vận động quần chúng vừa qua vào điều kiện đồng bào
80