Page 323 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 323
Đã về cứ an toàn, nhưng vì tình thế cấp bách nên anh em vẫn
chưa kịp đào hầm trú ẩn. Anh cận vệ Nguyễn Văn Ấm và một số anh
em bảo vệ khác chỉ kịp tìm được một chiếc lu mái cao chừng 1m đào
đất chôn xuống rồi làm nắp đậy lên, đưa ông Sáu Dân xuống trú. Số
anh em cận vệ còn lại thì nằm nép mình ven những bờ mương lạch.
Những ngày sau đó, bom pháo vẫn giã liên tục nhưng rất may là
anh em không ai bị dính miếng nào. Cứ sau mỗi đợt bom, dù chân
vẫn còn buốt nhức, người vẫn sốt, ông Sáu vẫn cứ đội nắp hầm, ngó
quanh và đếm đủ mặt từng người lính bảo vệ mới yên. Sợ ông gặp
nguy hiểm, anh Ấm quên mất vị trí, quát ầm lên: “Bom pháo quá
trời, chú ra đây làm gì, chết thì sao?”. Không giận, ông Sáu Dân chỉ
cười: “Thì cũng phải thấy tụi bây an toàn hết, tao mới yên lòng được
chứ. Nằm trong cái lu đó nóng quá trời!”.
Chuyện lính nạt thủ trưởng, anh Ấm không phải là người duy
nhất. Thương lính, lại dân chủ, cởi mở, hễ lính nói đúng là chịu nên
đôi khi ông Sáu Dân cũng bị cận vệ “quát ầm trời”. “Uống mật gấu”
quát thủ trưởng là mấy “cậu nhỏ” mới vô làm cận vệ, nói vui theo
kiểu của anh em là “ỷ nhỏ ăn hiếp lớn, hổng biết trời cao đất dày là
cái gì”.
Ở căn cứ Trung ương Cục tại bắc Tây Ninh, có một “cậu nhỏ” 15
tuổi cứ nằng nặc đòi đi cầm súng “uýnh nhau”. Thấy cậu này nhỏ,
cơ quan đưa cậu qua chỗ lán ông Sáu, chuyên nấu nước, pha trà.
Ngày nào cũng lui cui ra vào một chỗ chẳng được đi đâu, cậu nhỏ
nổi quạu. Một hôm, cậu bé ngang xương chặn đường ông Sáu, vừa la
vừa khóc: “Bác Sáu, bác phải trả lời cho con ngay. Sao hứa cho con
đi chiến đấu mà cứ bắt con nấu nước hoài vậy? Bác kêu người khác
đi, con không làm nữa”.
Thấy cậu bé làm dữ, anh em trong cơ quan hơi lo lo, sợ nó “làm
nu” gây phiền phức, định tới đưa cậu ra. Ông Sáu nhẹ nhàng ngăn
mọi người lại, gọi cậu bé ra riêng, bảo ngồi đối diện. Bằng giọng rất
321