Page 327 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 327
Khuya, về báo cáo lại tình hình, ông Sáu bất ngờ hỏi: “Mày có
trả tiền cho hai anh lái xe không?”. Trần Quốc Anh ngớ người: “Dạ,
không... không có”. Ông Sáu kêu trời: “Dong người ta đi phục vụ
mình cả ngày mà bảo không nhớ chuyện trả tiền là sao? Người ta
làm thuê, khổ cực, phải trả tiền cho họ chứ?”. Anh cán bộ ngượng
ngùng thưa thật: “Họ về mất rồi, cũng chẳng hỏi nên biết đâu mà
trả?”. Ông Sáu ra lệnh: “Tìm được họ để nhờ thì cũng phải tìm được
họ để trả tiền. Bữa nay chưa tìm được thì mai mốt tiếp tục tìm, dứt
khoát phải trả tiền cho họ!”.
Thuật lại câu chuyện này, cả hai ông Trần Quốc Anh và Trần
Văn Nhơn vẫn còn xúc động. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ lọt thỏm
giữa vô vàn biến cố sôi động của Sài Gòn ngày đầu giải phóng. Nhỏ,
nhưng đó là câu chuyện của cả một tấm lòng...
Sau giải phóng, những anh em cận vệ, bảo vệ từng sống, chiến
đấu và phục vụ bên cạnh ông Sáu Dân - đồng chí Võ Văn Kiệt - đã
tự động tập hợp nhau lại thành một Ban liên lạc truyền thống gọi là
tổ A6. Không ai bảo ai, tất cả đều nhất trí lấy ngày 23/11, ngày sinh
của chú Sáu Dân để làm ngày kỷ niệm, tổ chức gặp mặt, giúp đỡ anh
em. Những cuộc gặp gỡ thường diễn ra nhiều nơi, khi ở Dinh Thống
nhất, lúc ở Suối Tiên, Đầm Sen, có năm lại đổi về câu lạc bộ Lan
Anh ở Quận 3. Dù xa xôi, nhưng cứ đến ngày, anh em bảo vệ, cận vệ
lại tụ về đông đủ. Hồi còn sống, năm nào ông Sáu Dân cũng có mặt,
quây quần với những người lính cũ. Cả cái tên, tính nết, thậm chí cố
tật của từng người ông cũng không quên. Năm nào có người vắng đi,
ông lại nhắc. Những người lính cũ cứ hồn nhiên quàng tay, ôm vai
ông như ôm cha ôm chú, rất thân thiết.
Lần gặp gỡ ở Suối Tiên, ông Sáu Dân nhắc: “Anh em mình nhiều
người vẫn còn nghèo. Nên lập ra một cái quỹ, gọi là quỹ A6, anh
em giúp nhau...”. Ông Sáu là người đóng góp trước tiên. Nhưng ông
cũng nhắc đi nhắc lại hai điều. Một, anh em giúp nhau chủ yếu là
325