Page 329 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 329
không chỉ cho riêng Quận 11 mà phải cho cả thành phố, thậm chí
cho khách trong cả nước. Trường đua Phú Thọ diện tích nhỏ, không
phải nơi phù hợp. Ở vị trí gần chùa Giác Viên có một đầm sen và
một khu vực ao rau muống nằm nối nhau, rộng khoảng 50 ha, có lẽ
phù hợp hơn. Đặt công viên ở đó vừa đỡ tốn tiền đào đắp, cải tạo mà
cũng nhẹ đền bù. Quận 11 nên tính lại thử”.
Ông Huỳnh Văn Cang rất ngạc nhiên, không biết người lãnh
đạo của mình khảo sát từ bao giờ nhưng quả là rất rõ địa hình, địa
bàn, ý kiến đưa ra cực kỳ xác đáng.
Ngày 20/12/1976, Công viên văn hóa - du lịch Đầm Sen được
khởi công. Sau này, nó còn được tu sửa, xây dựng thêm nhiều đợt.
Đúng như tầm nhìn của đồng chí Võ Văn Kiệt dự báo, hiện nay nó
vẫn là một trong những Công viên văn hóa - du lịch lớn và nổi tiếng
nhất, không chỉ với Quận 11 hay Thành phố Hồ Chí Minh mà còn
khắp cả nước, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước
đến tham quan, vui chơi.
Được chính đồng chí Võ Văn Kiệt động viên và anh em ủy thác,
nhiều năm qua, ông Phạm Thanh Dân (Ba Dân) đã liên tục giữ
trách nhiệm Trưởng ban liên lạc tổ A6. Ngày ông Sáu Dân mất
(11/6/2008), ông Ba Dân đã chứng kiến có rất nhiều đồng bào, từ
trí thức đến công nhân, nông dân tham gia đưa tiễn ông. Tại nghĩa
trang, có một nhóm nữ công nhân trẻ, vừa tan ca, còn mặc nguyên
đồng phục công ty cũng tranh thủ đến viếng ông. Người quá đông,
cảnh vệ không cho họ vào, những cô công nhân này cứ đứng ngoài
hàng rào nghĩa trang mà khóc. Cảm động, ông Ba Dân và ông Huỳnh
Văn Cang đã lần lượt dắt từng người một vào tận bên mộ để họ được
thắp cho thủ trưởng cũ của hai người một nén nhang. Những cô
công nhân bộc bạch trong nước mắt: “Tụi con không quen chú Sáu,
nhưng tụi con biết ông ấy là người hết lòng vì dân vì nước. Nghe tin
chú Sáu mất, tụi con muốn được thắp cho chú nén hương để nhớ ơn.
327