Page 325 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 325

bảo vệ cự lại, giọng rất to: “Bác không biết hả? Bác có súng thiệt, còn

            con thì mấy chú chê nhỏ, kêu mang súng giả. Ra ngoài, nếu con đi
            trước, lỡ nó bắn con sao con bắn lại? Khi về, con đi sau, nó bắn sau
            lưng con thì sao?”.

                Ối trời, thì ra là tự ái trẻ con. Ông Sáu nghe khoái chí, cười ha hả.
            Sau lần đó, ông yêu cầu phát ngay cho cậu một khẩu súng thiệt, vì
            “khôn như thằng này thì không nhỏ nữa, cầm súng... thật được rồi!”.
                Cậu bé ưa thắc mắc ấy tên thật là Lê Văn Dũng, quê ở Củ Chi.

            Sau này trưởng thành, anh là một điệp báo viên rất giỏi, nổi tiếng
            khắp khu Sài Gòn - Gia Định về sự gan lỳ, quả cảm. Trong chiến
            dịch Tết Mậu Thân 1968, Dũng tham gia đánh vào nội thành và

            hy sinh. Nghe tin anh mất, ông Sáu buồn, khóc như cha khóc con.
            Hàng chục năm sau, trong những lần gặp gỡ anh em cận vệ, bảo vệ
            từng chung sống, ông Sáu vẫn nhắc đến Lê Văn Dũng, mắt thường
            rơm rớm: “Thằng nhỏ ấy ngang nhưng rất tình cảm. Nó thương tao

            lắm. Tao cũng thương nó nhất”.
                Giữ cương vị cao, trọng trách lớn, nhưng ông Sáu luôn là người
            sống rất chan hòa và nặng tình. Hay tin vợ con cùng hàng trăm

            đồng bào trên tàu Thuận Phong bị địch sát hại ngày 8/1/1966, ông
            đau đớn lắm. Nhiều năm sau nỗi buồn đau vẫn không nguôi được.
            Mỗi bữa ăn, ông đều tự tay xới một chén cơm, so ngay ngắn đôi đũa
            để trước một chiếc ghế trống cạnh mình để tưởng nhớ người vợ đã

            đi xa. Đi đâu ông cũng giữ trong hành lý luôn mang theo bên mình
            một bộ bà ba và một chiếc mền nhỏ của bà. Cái mền ông dùng để gối
            đầu ngủ hằng đêm. Mãi đến đầu những năm 1970, xuống công tác

            ở khu Tây Nam Bộ, vùng nước mặn, sợ quần áo, mền mang theo dễ
            hỏng, ông mới gửi những kỷ vật ấy về quê vợ ở Rạch Giá, nhờ người
            nhà giữ giùm.
                Với những người đang sống, ông cũng quan tâm từng ly, từng tý.

            Ở Bến Tre, thấy anh cận vệ Nguyễn Văn Ấm thỉnh thoảng lại xin

                                                                             323
   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329   330