Page 328 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 328
giúp điều kiện, giúp kinh nghiệm, kiến thức, đừng giúp nhau bằng
cách cho đất, cho tiền, không giải quyết được gì. Hai, có nhiều cách
để gây quỹ, cách nào cũng tốt nhưng tuyệt đối không nhận “rửa
tiền” cho tổ chức, cá nhân nào đó mượn tiếng ủng hộ quỹ.
Trong một lần gặp gỡ truyền thống tổ chức tại nhà ông Phạm
Thanh Dân ở đường Minh Phụng, Quận 11, chính ông Sáu đã đề
xuất, sau đó đã góp tiếng nói quan trọng vào việc kiến nghị Nhà
nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
cho ba liệt sĩ Phạm Minh Trung, Lê Văn Tăng, Nguyễn Minh Hoàng
và Huân chương Chiến công cho một số anh em khác. Ông cũng là
người đã đứng ra vận động và giúp thực hiện việc lập bia liệt sĩ tại
đường Lãnh Binh Thăng, Quận 11. Đây là 12 chiến sĩ thuộc Phân
đội I An ninh vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ Bộ Chỉ huy Tiền phương
Nam do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Tư lệnh trong đợt Tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân 1968. Mùng 7 Tết năm đó, họ đã chiến đấu
đến viên đạn cuối cùng và vĩnh viễn nằm lại ở nơi này.
Cũng tại Quận 11, ngay đầu đường Lãnh Binh Thăng, còn có
một nơi nổi tiếng khác đã từng in đậm dấu ấn Võ Văn Kiệt. Đó là
Công viên văn hóa - du lịch Đầm Sen. Tháng 12/1975, trong một
hội nghị giao ban giữa Ban Quân quản Thành phố Hồ Chí Minh với
các chủ tịch quận, huyện, ông Huỳnh Văn Cang, Chủ tịch Quận 11
đã đề xuất thành phố bố trí cho quận này một công viên, bởi lẽ cả
200.000 dân của quận này vẫn chẳng có lấy một chỗ làm nơi giải trí.
Đề xuất này được đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Đảng ủy Ban Quân
quản thành phố, người chủ trì hội nghị đánh giá cao và nhiệt liệt
tán đồng. Khi chọn đất, ông Huỳnh Văn Cang đề nghị chọn Trường
đua Phú Thọ cũ. Tuy nhiên, thành phố đã có kế hoạch khác cho
khu vực này. Chỉ tay lên bản đồ thành phố, đồng chí Võ Văn Kiệt
khuyên ông Huỳnh Văn Cang: “Rồi đây Quận 11 sẽ không chỉ có
200.000 dân mà sẽ nhiều hơn thế. Xây công viên cũng phải tính đến
326