Page 337 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 337
xung quanh chắn lưới mành mành. Các cơ quan khác của Khu đều
lên U Minh, như Văn phòng Khu ủy ở nhà ông Ba Trinh (Mũi Chùi),
Cơ yếu ở Lung Vường, Tiểu đoàn bảo vệ ở kinh Kim Đài... Có hai lần
chúng tôi được tin địch dùng bom hủy diệt khu vực này. Những lúc
đó chúng tôi phải dời cơ quan lên kinh Năm Đất Sét.
Sau Hiệp định Pari (1/1973) chúng tôi dời lên Gò Quao, tỉnh
Kiên Giang. Mỹ cuốn cờ rút quân, nhưng Nguyễn Văn Thiệu hò hét
“tràn ngập lãnh thổ”, chúng bắt dân sơn cờ và treo cờ ở khắp nơi,
đồng thời tung quân giành dân lấn đất với ta. Nơi nào có cờ “ba que”
chúng coi là vùng kiểm soát của chúng. Trước tình hình đó, chú Sáu
và Khu ủy chủ trương đánh địch vi phạm Hiệp định, kiên quyết
không cho chúng lấn chiếm. Nguyễn Văn Thiệu đến Cần Thơ kiểm
tra kế hoạch ba đợt của chúng, đợt 1: bình định Chương Thiện (nay
là Hậu Giang) (3/5/1973); đợt 2: bình định U Minh (5/9/1973); đợt 3:
bình định Cà Mau (10/1973 - 9/1974).
Tháng 5/1973, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh tập trung đến 75 tiểu
đoàn đánh vào Chương Thiện. Dù Hiệp định Pari đã ký kết nhưng
quân địch vẫn quyết sống chết tiêu diệt ta. Mặc dù lúc này có tin
Trung ương đề nghị “phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định”, chú
Sáu Dân nói trong một cuộc họp: “Nếu không chống địch lấn chiếm
thì không còn đất ở”. Lúc này nơi nào lơ là, mất cảnh giác đều bị địch
đánh lấn chiếm phải chạy vào rừng.
Mặc dù địch tập trung toàn lực đánh phá dữ dội nhưng khắp
chiến trường Tây Nam Bộ ta vẫn chủ động tiến công đánh địch quyết
liệt và giành thắng lợi to lớn. Đầu năm 1973, chú Sáu được lệnh ra
Bắc báo cáo tình hình. Giữa năm 1973, chú Sáu trở về Cà Mau theo
đường Hồ Chí Minh trên biển. Khi tàu đến huyện Ngọc Hiển, đồng
chí Ba “Nông dân” cùng lực lượng phòng thủ của Khu bố trí đưa đón
chú về Khánh Lâm để họp Khu ủy. Chú Sáu phổ biến nghị quyết
mới của Trung ương và triển khai kế hoạch chiến đấu mới. Sau đó
chú được rút về Trung ương Cục miền Nam.
335