Page 338 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 338
Đầu năm 1975, chuẩn bị giải phóng miền Nam, chúng tôi đi với
chú từ kinh Ba Ren xuống Vàm Cỏ, khu vực “đám lá tối trời” thuộc
huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trưa ngày 30/4/1975,
tất cả chúng tôi lập tức cuốn đồ đạc chạy bộ ra khu Lê Minh Xuân.
Chú Sáu kêu tôi và anh Tư Nhơn vào ngay Sài Gòn vận động xe buýt
ra rước anh em. Là người hiểu địa bàn nơi đây, chúng tôi đến xa lộ
Đại Hàn gặp chiếc GMC của địch đã treo cờ Mặt trận nhưng không
có ai lái. Tôi hỏi hai anh lái xe honda ôm: “Các anh biết lái xe này
không?”, các anh nói “biết”! Chúng tôi lên xe quay lại hướng lộ 10
rước chú Sáu, chú Năm Xuân (Mai Chí Thọ) và toàn thể đơn vị.
Tất cả anh em trong đơn vị háo hức nhào đầy lên xe chạy về
trường Pétrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), nơi tập kết của
các cơ quan Thành ủy thành phố Sài Gòn - Gia Định. Dọc các nẻo
đường, quân ngụy vứt bỏ súng đạn, giày dép, quần áo, quân trang,
quân dụng tùm lum, không biết muôn ngàn nào mà kể.
Vừa đến nơi, lúc đó là 15 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, tôi thấy
đồng bào lùa số lính ở trần, mặc quần cụt vào các lớp trong trường.
Hai anh tài xế từ giã tôi ra về sau khi rước hết đơn vị chúng tôi đến
điểm hẹn. Khi nghe tôi báo cáo lại, chú Sáu hỏi: “Mày có trả tiền cho
hai anh lái xe không?”. Tôi trả lời: “Dạ không có”. Chú Sáu nhìn tôi:
“Phải trả tiền công cho người ta mới được, tội nghiệp, họ làm thuê
cực khổ lắm”. Tôi nói với chú: “Họ mừng quá nên về đâu mất hết rồi,
biết ai mà trả bây giờ”.
Sự việc này tuy không lớn nhưng lắng đọng trong tôi bài học
đối xử với người nghèo của chú. Trong giờ phút biến động như biển
trào, sóng dậy, chú vẫn quan tâm đến đời sống của người dân, nhất
là người lao động nghèo trong giải quyết từng công việc nhỏ bé nhất.
Những lời nói bình thường của chú lúc đó lại có ý nghĩa to lớn và tác
động sâu sắc đối với tôi sau này.
336