Page 424 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 424
một bức bối đáng báo động: Sài Gòn giải phóng hơn một ngàn ngày
rồi mà nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân vẫn chưa bình
thường. Phòng trà ca nhạc đóng cửa hết, người ta muốn đi nghe
nhạc mà chẳng biết ngồi ở đâu và được nghe những bản nhạc nào.
Những nghệ sĩ càng nói càng hăng, vì chẳng có lãnh đạo nào ngồi đó
mà họ phải e dè. Sau cái cuộc ngồi nghe bí mật đó của ông Sáu, hàng
loạt tụ điểm ca nhạc ngoài trời đã được tổ chức trong khắp thành
phố. Câu chuyện về vở kịch Hà My của tôi do Đoàn kịch nói Hà Nội
dàn dựng cũng vậy. Vở diễn này chỉ trích mạnh mẽ những tiêu cực
ẩn chứa trong công tác tổ chức, cán bộ và vì vậy đã bị đánh giá khá
nặng nề. Thậm chí một vài cán bộ có thẩm quyền đã đề nghị tạm
ngưng diễn. Nghe chuyện, ông Sáu đã mời soạn giả Lê Duy Hạnh
và vài anh em làm công tác sân khấu đến nói cho ông nghe về vở
kịch. Rồi ông quyết định mời Đoàn kịch nói Hà Nội mang vở này vào
Sài Gòn. Ông đã trực tiếp đi xem, ngồi trọn buổi. Sau đó, ông chính
thức đánh giá: Sớm nói thẳng cái chưa tốt trong bộ máy chúng ta để
sửa đổi và phòng ngừa thì có gì bất lợi đâu. Vở kịch rất tốt, nó làm
cho người xem phải day dứt vì trong sân khấu và cũng là cuộc đời
ấy, người tốt bị cái xấu xa giả danh cái tốt ở ngay trong bộ máy làm
cho điêu đứng cùng cực. Sau “cú hích” đó của ông Sáu, Sài Gòn nô
nức đến rạp với Hà My của tôi, xem và bàn luận say sưa, cứ thế suốt
một thời gian dài... Giới sáng tác sân khấu cứ như thể được bật đèn
xanh, bắt đầu cựa quậy tìm lối thể hiện mới...
Cái cách tiếp cận cuộc sống và công việc như vậy đã trở thành
phong cách ông Sáu Dân. Và phong cách ấy đã khiến cho rất nhiều
người dễ gần ông và muốn gần ông. Cán bộ, trí thức, văn nghệ sĩ...,
dẫu có khác nhau thế nào về lứa tuổi, chức vụ, trình độ, cảnh ngộ,
cá tính thì tất thảy đều cảm thấy có thể bộc bạch với ông từ chuyện
chung đến chuyện riêng. Tất thảy đều nhận được từ ông sự cảm
thông về cảnh ngộ, sự chia sẻ về những khó khăn và sự hàm ơn về
những đóng góp cho sự nghiệp chung.
422