Page 426 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 426
nhiên và hăm hở chia sẻ những câu, những đoạn ông tâm đắc vì nó
như vận vào vừa khít với thực tiễn còn quá nhiều trăn trở, bối rối
mà ông đang cùng với nhiều người có trách nhiệm xem xét, tháo gỡ.
Cái cách ông mê sách và thực sự trân trọng sách như một công
cụ chuyển tải tri thức được anh em cán bộ thân cận và anh em trí
thức đánh giá cao. Nhưng cũng có những người, ít thôi, bóng gió dè
bỉu sau lưng, cho ông là “nông dân mà học đòi trí thức”. Ông biết
và lại bình thản nhắc những người gần gũi khi họ phản ứng với
thái độ đó: “Không sao cả, họ nghĩ như vậy cũng có cái lý. Mình là
nông dân thiệt, ham học là để bớt dốt, để đỡ cản trở anh em trong
công việc mà thôi. Có thể cái sự không cam chịu “nông dân một
bề” của mình làm cho một vài ai đó không hiểu hoặc không thích.
Nhưng mà, nếu “học đòi trí thức” để bớt dốt, để có lợi hơn cho công
việc chứ không phải để làm bộ và bị anh em có thực học lột tẩy, thì
cũng nên học đòi!”.
Kết thúc những lần “tiếp thu ý kiến đóng góp” theo kiểu “rất
chi là Sáu Dân” như vậy, bao giờ ông cũng cười rất tươi. Nụ cười của
ông, giống như các nhà nhiếp ảnh đã nhiều lần ghi lại được: một
chút giễu cợt, rất nhiều bao dung và thành tâm. Đã có người nhận
xét, phong cách sống của ông hiện lên rất rõ trong nụ cười có sức thu
hút đặc biệt ấy.
Nhớ về ông Sáu Dân trong những chặng đường hoạt động ở vị trí
lãnh đạo, nhiều người đã nhấn mạnh đến sự dấn thân rất nổi bật ở
ông. Dĩ nhiên là không phải chỉ mình ông có sự dấn thân ấy. Trong
hàng ngũ những lão thành cách mạng, trước ông và sau ông đã có
rất nhiều người dấn thân. Trong lao tù, trên chiến trường, trong
lòng địch. Không có sự dấn thân của những người yêu nước ở các vị
trí khác nhau thì chắc chắn không thể có độc lập dân tộc năm 1945
và hòa bình, thống nhất đất nước năm 1975. Ông Sáu Dân cũng ở
trong số đông trong những chặng đường lịch sử đó.
424