Page 428 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 428
Hồ Chí Minh và đến năm 1993 đi định cư chính thức theo diện bảo
lãnh gia đình. Hai mươi chín năm trước, khi chàng trai hai mươi
hai và cô gái hai mươi lăm ấy quyết định kết hôn, họ vấp phải sự
phản đối gay gắt của đằng trai (bao gồm mẹ và tất cả bạn bè, đồng
chí của cha mẹ). Lý do cụ thể và đơn giản: đằng trai là gia đình một
cán bộ cao cấp trong quân đội cách mạng đã hy sinh năm Mậu Thân
1968, đằng gái là gia đình một trung tá chế độ cũ đang đi học tập
cải tạo chưa được tha về. Hai gia đình khác biệt chính trị như vậy,
cho tụi nó lấy nhau thì làm sao mà quan hệ sui gia bình thường
được! Không thể cho chúng nó lấy nhau! Không có người mang trầu
cau sang nhà gái dạm hỏi, chàng trai tự thưa với người sẽ là mẹ vợ
tương lai: “Con chỉ có một mình sang đây xin cưới và nhất định sẽ
cưới Th. làm vợ vì con yêu cô ấy”. Thấy nét mặt buồn buồn của người
mẹ và giọt nước mắt tủi thân của người mình yêu, chàng trai nghĩ
mãi không biết phải làm cách gì để “chính thức hóa” cuộc hôn nhân
“tréo ngoe” của mình trước khi liều tổ chức đám cưới không có sự
tham dự của đằng trai.
Chẳng biết làm sao chuyện này đến tai ông Sáu. Chàng trai
được ông Sáu Dân nhắn: “Bây tới gặp tao, đem luôn nhỏ đó tới cho
tao gặp”. Vừa mừng vừa lo, chàng nghĩ, ông từng là cấp trên, là đồng
chí của cha mình, bây giờ lại đang là Bí thư Thành ủy, ông vun vào
cho thì coi như đám cưới sẽ được “ký”, không phải “cưới chui” nữa.
Bằng như ngược lại thì không biết sẽ còn khó khăn thêm cỡ nào.
Tòa nhà 56 Trương Định không xa Quận 10 bao nhiêu mà chàng và
nàng đạp xe trong ngao ngán, cảm giác đi hoài không tới.
Trong ánh nắng chiều đang nhạt đi trên các khóm lá trong vườn,
ông Sáu niềm nở đón đôi khách trẻ, hỏi cặn kẽ chuyện học hành,
chuyện tình yêu của hai đứa. Nghe đến đoạn chàng là đoàn viên
thanh niên cộng sản được phân công giúp đỡ, cảm hóa những bạn có
cha là sĩ quan chế độ cũ đang đi học tập cải tạo, trong đó có nàng,
426