Page 663 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 663
và sách Ông Sáu Dân trong lòng dân, Nhà xuất bản Tri thức xuất
bản năm 2008).
Trở lại câu chuyện đang kể, tôi chợt nghĩ tới ông với hy vọng
ông “giải cứu” cho Hạn hán và Cơn mưa. Thật may mắn, tôi được
ông hẹn gặp vào một buổi trưa tại tư dinh, 57 Phan Đình Phùng,
Hà Nội. Tôi trình bày với ông cặn kẽ về câu chuyện Hạn hán và Cơn
mưa, về tác giả Ea Sola, kèm theo tài liệu và hình ảnh dẫn chứng.
Đây là tác phẩm múa đương đại dựng trên nền âm nhạc chèo cổ Bắc
Bộ, mở đầu cho chương trình đưa nghệ thuật dân tộc Việt Nam ra
thế giới của người nghệ sĩ trẻ tài năng và tâm huyết này. Diễn viên
múa sẽ là 14 bà nông dân lần đầu tiên ra khỏi lũy tre làng của mình,
bước thẳng từ ruộng lúa nước lên sân khấu nghệ thuật quốc tế. Toàn
bộ kinh phí nghiên cứu, dàn dựng, di chuyển và biểu diễn đều do
quỹ văn hóa của Pháp và các liên hoan nghệ thuật châu Âu đài thọ.
Ta không chỉ được lợi về quảng bá văn hóa, hình ảnh Việt Nam, tăng
thêm tình hữu nghị với các dân tộc khác... mà còn được thêm nhiều
lợi ích khác nữa. Việc này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xin đề nghị
Thủ tướng xem xét và có ý kiến với các cơ quan chức năng, đặc cách
cho Ea Sola được dựng Hạn hán và Cơn mưa...
Ông thận trọng hỏi tôi có biết gì thêm về cái huân chương mà
nước Pháp tặng cho Dương Thu Hương? Theo thông tin từ các bạn
tôi ở Pari, thì đó là huân chương Nghệ thuật và Văn học hạng hiệp
sĩ (Chevalier), giống như kiểu huân chương hữu nghị về văn hóa ở
ta, do Bộ Văn hóa Pháp tặng hằng năm, rất bình thường trong quan
hệ văn hóa quốc tế, hoàn toàn không kèm theo tiền và bất cứ thứ
quyền lợi vật chất nào cả.
Ông chăm chú lắng nghe và nói rằng, cái khó ở đây là nhìn nhận
đúng các giá trị, cái nào lớn, cái nào nhỏ. Có sự nhầm lẫn giữa lớn và
nhỏ. Cái tưởng lớn hóa ra nhỏ, cái tưởng nhỏ lại là lớn. Kết thúc cuộc
gặp, ông nói ông sẽ trao đổi với liên bộ Ngoại giao, Văn hóa - Thông
tin và Công an để quyết định sớm. Lúc đó là trưa ngày thứ sáu của
661