Page 186 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 186

tìm đường cứu nước đã tác động đến sự hình thành quyết tâm và hướng xuất
                      dương tìm đường cứu nước của Người lúc đó.

                            1. Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam cuối thế
                      kỷ XIX đầu thế kỷ XX và quyết định lịch sử ra đi tìm đường cứu nước của
                      Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh

                            Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Với Hiệp ước
                      Patenôtre năm 1884, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước
                      thuộc địa nửa phong kiến. Mặc dầu vậy, ngay từ tiếng súng xâm lược đầu tiên
                      của thực dân, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam liên
                      tục nổ ra khắp cả nước nhưng đều thất bại nặng nề. Sang đầu thế kỷ XX, sau khi
                      căn bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa thực dân

                      tiến hành “khai thác thuộc địa”, thực chất là vơ vét sức người, sức của của thuộc
                      địa đưa về chính quốc. Kinh tế Việt Nam bị tước quyền phát triển độc lập, nhân
                      dân bị bần cùng hóa, đất nước bị chia thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác
                      nhau, văn hóa thực hiện theo chính sách “ngu để trị”. Những thay đổi về kinh tế,
                      chính trị, văn hóa dẫn đến những thay đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của
                      xã hội Việt Nam, về đối tượng và lực lượng của cách mạng Việt Nam. Cơ cấu
                      giai cấp xã hội thay đổi: các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp công nhân và giai cấp
                      tư sản hình thành; xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến chuyển thành xã hội

                      thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ là:
                      mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; Mâu thuẫn giữa
                      nhân dân Việt Nam - chủ yếu là nông dân - với giai cấp địa chủ phong kiến. Nó
                      là mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu lại vừa là trở lực lớn, kìm hãm sự phát
                      triển của xã hội, làm cho nhân dân khổ cực lầm than.

                            Trong bối cảnh đó, chịu sự chi phối của ý thức hệ giai cấp tư sản từ trào lưu
                      dân chủ tư sản phương Tây, đã dấy lên một trào lưu yêu nước mang màu sắc dân
                      chủ tư sản. Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục... do các sĩ phu
                      yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; Khởi nghĩa Yên Bái của
                      Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn
                      Tài…; Khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám.
                      Tìm  đường cứu nước,  mưu cầu hạnh  phúc  cho nhân dân  đã  là  dòng  chủ  lưu

                      xuyên suốt trong ý chí của lớp lớp thanh niên yêu nước. Người theo đuổi con
                      đường dấy binh khởi nghĩa, người theo đuổi canh tân, có người lại sang nước
                      “đồng văn đồng chủng” cầu học giúp nước. Các phong trào đấu tranh đã diễn ra
                      sôi nổi, rộng khắp cho thấy ý chí sôi sục của thanh niên đương thời. Thế nhưng,
                      như Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc
                      trong thời đại ngày nay: “Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp,
                      phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển,




                                                               184
   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190   191