Page 188 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 188
Người, con đường của Hoàng Hoa Thám, vì tư tưởng phong kiến lỗi thời của nó,
không thể dẫn tới thắng lợi. Con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu
thì chẳng khác gì việc “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Còn con đường
của Phan Chu Trinh chẳng qua chỉ là sự “xin giặc rủ lòng thương”. Bởi vậy, mặc
dù rất kính mến, trân trọng thế hệ cha anh, nhưng Nguyễn Tất Thành đã không
thể đi theo con đường của họ. Người muốn đi tìm một con đường cứu nước mới,
một hướng đi riêng. Xác định Pháp là kẻ thù song Nguyễn Tất Thành thấy có
nhiều điểm cần phải học. Người bị cuốn hút bởi các từ “Tự do” “Bình đẳng”
“Bác ái” của cách mạng tư sản Pháp và trào lưu cách mạng dân chủ tư sản
phương Tây đã tràn vào Việt Nam. Bởi vậy, sau này khi trả lời phỏng vấn một
nhà báo nước ngoài, Người đã giải thích quyết định về sự lựa chọn của mình
như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự
do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp.
Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh
1
Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” .
Như vậy theo Nguyễn Tất Thành: muốn tìm được con đường cứu nước
thì trước hết phải hiểu thật đúng, thật đầy đủ về những kẻ đang cướp nước
mình, để xem nhân dân các nước đó họ làm như thế nào mà trở nên độc lập
hùng cường rồi về giúp đồng bào mình; tức là, muốn đánh đổ được chủ nghĩa
thực dân để giải phóng cho đồng bào thì trước hết phải hiểu cho được cái gốc
rễ, cái bản chất của chủ nghĩa thực dân. Đây là kết quả của một quá trình
nghiên cứu kỹ lưỡng những bài học lịch sử của các bậc cha chú và khảo
nghiệm trong lý thuyết đến thực tiễn để đi đến nhận thức rằng, mọi cách thức
để tiến hành trong nước hay nước ngoài, sang Trung Quốc, Nhật Bản đều
không thể thành công. Vì vậy cần phải tìm một con đường khác, phải đi ra
nước ngoài nhưng theo một hướng khác.
Ngày 5/6/1911, tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn mang
theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi với khát vọng cháy bỏng là tìm ra con
đường cứu nước Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến.
2. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Phong trào
cách mạng thế giới phát triển rất mạnh, học thuyết Mác-Lênin được phổ
biến rộng ở nhiều nước có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế
giới đã tác động đến quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc-
Hồ Chí Minh
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Các nước đế quốc bên
trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 461.
186