Page 185 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 185
BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI THỜI ĐIỂM
NGUYỄN TẤT THÀNH - HỒ CHÍ MINH
RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
ThS. NGUYỄN BẢO TUẤN
Giám đốc Khu di tích Kim Liên
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, sự kiện ngày 5/6/1911, Văn Ba-
Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Tréville rời bến cảng Sài Gòn đã trở
thành dấu ấn mở đầu trong hành trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí
Minh. Hành trình ấy đã đi vào lịch sử như sự khởi đầu cho tương lai tươi sáng
của dân tộc. Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người trở về Tổ quốc nhen
ngọn lửa đoàn kết toàn dân, phát động thời kỳ mới của sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Cùng nhân dân, Người đã làm nên một cuộc cách mạng “long trời lở đất” -
Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở
đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: kỷ nguyên độc lập
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Việc nghiên cứu sự kiện ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành-
Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu nghiên cứu với nhiều góc cạnh khác nhau. Đối
với cá nhân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau này là Nguyễn Ái
Quốc-Hồ Chí Minh, quyết định này là sự tổng hợp của quá trình khảo sát, phân
tích, tổng kết lịch sử đúng đắn, lý giải khoa học bối cảnh trong nước và thế giới
tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lựa chọn đúng hướng đi
và xác định con đường cứu nước thành công. Đối với tiến trình giải phóng dân
tộc, đây là sự kiện mang nội dung cách mạng và ý nghĩa lịch sử lớn lao: là mốc
kết thúc một quá trình tổng hợp những yếu tố chủ quan và khách quan của bối
cảnh lịch sử để mở đầu cho hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh đầu thế kỷ
XX. Ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của sự kiện này mãi mãi được ghi nhận và phát
huy trong suốt hành trình cứu nước của Người trước đây và trên con đường đổi
mới đất nước hiện nay.
Trong khuôn khổ của bài tham luận này, chúng tôi xin trình bày về những
sự kiện lịch sử trong nước và quốc tế thời điểm Văn Ba-Nguyễn Tất Thành ra đi
183