Page 189 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 189
bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc
làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa.
Sang đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc xung đột, tranh giành quyền lợi
lẫn nhau dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914. Cuộc
chiến tranh này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước,
đồng thời cũng đã làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các
nước tư bản đế quốc càng tăng thêm. Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong
trào đấu tranh ở các nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển
mạnh mẽ. Đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
đã trở thành tấm gương cho các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Từ đây, học thuyết Mác-Lênin đã được phổ biến rộng ở nhiều nước và có ảnh
hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Chính nét đặc sắc của tình hình
quốc tế trong giai đoạn này đã tác động đến quá trình tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Trong mười năm đầu ra nước ngoài (1911-1920), Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí
Minh đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Băng qua mọi
sóng gió, vượt hết mọi khó khăn, người đã đến với nhiều quốc gia ở khắp châu
Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, đến nước Mỹ xa xôi, cả nước Anh giàu có,
rồi sau đó Người lại trở về nước Pháp sống và hoạt động giữa lòng thủ đô Paris...
Hành trình khảo sát, tìm hiểu, hòa mình vào cuộc sống đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đã giúp người thanh niên yêu nước
Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ rằng, cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã từng nổ
ra ở Anh, Pháp, Mỹ... là những cuộc cách mạng “không đến nơi đến chốn”. Từ
phong kiến sang chủ nghĩa tư bản chỉ thay đổi hình thức bóc lột chứ chưa giải
phóng hoàn toàn con người. Người đã nhận định rằng: ở đâu bọn đế quốc, thực
dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức
nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống
1
người bóc lột và giống người bị bóc lột” và người lao động ở đâu cũng khổ cực
và biết thương yêu nhau.
Như vậy, phân tích tích lịch sử cho thấy: chế độ phong kiến - cái đích của
các nhà yêu nước đương thời, chế độ quân chủ lập hiến hay cao hơn là chế độ
cộng hòa tư sản đều là những xã hội không mang lại tự do hạnh phúc thực sự
cho nhân dân. Phải đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga và những ảnh hưởng
của nó lan đến nước Pháp Người mới dần sáng tỏ. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc
gia nhập Đảng Xã hội Pháp, là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lý tưởng cao
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 284.
187