Page 183 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 183
Những trang ghi ngày tàu cập bến Sài Gòn, ngày anh Ba bắt đầu xuống tàu
làm việc, ngày con tàu rời bến, tiền lương tháng của Văn Ba, ngày tháng và
những nơi tàu xuất phát và cập bến… rất rõ ràng và chính xác. Quyển sổ cũng
ghi tên những người Việt Nam đi cùng với Văn Ba trên chuyến tàu, đó là Lê
Quang Chy, Ng. Văn Try, Ng. Tuân, Đặng Quán Rao.
Phát huy giá trị các tài liệu về tàu Amiral Latouche Tréville
Trong bài thơ Theo chân Bác, nhà thơ Tố Hữu viết: “Từ đó, Người đi…
những bước đầu/ Lênh đênh bốn biển, một con tàu/ Cuộc đời sóng gió. Trong
1
than bụi/ Tay đốt lò, lau chảo, thái rau...” .
Nhờ quyển nhật ký tàu tìm thấy ở Dunkerque- một cảng ở cực Bắc nước
Pháp, chúng ta biết được chặng đường đầu tiên đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành-Văn Ba-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, theo con tàu từ Sài
Gòn đến nước Anh trong thời gian 1911-1913 như sau: Ngày tàu cập cảng Sài
Gòn: 2/6/1911; ngày 3/6/1911, sổ ghi tên Văn Ba bắt đầu làm việc thuê trên tàu
với lương tháng 45 phờrăng Pháp. Ngày tàu rời cảng Sài Gòn là 5/6/1911, đến
Xinhgapo ngày 8/6/1911, đến Colombo ngày 14/6/1911, đến Port Said ngày
30/6/1911, đến Marseille ngày 6/7/1911, đến Le Havre ngày 15/7/1911. Ngày
26/8/1911, anh Ba tới Dunkerque, rồi trở lại Marseille và về Đông Dương. Năm
1912, anh Ba lên một con tàu khác của hãng Chargeurs Réunis đi vòng quanh
châu Phi, sau đó đến Mỹ rồi đến nước Anh.
Hình ảnh con tàu Amiral Latouche Tréville và những trang sổ nhật ký hiện
đang được giới thiệu tại các nơi trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, là những tư
liệu vô cùng quý giá trong chặng đường đầu Người đi tìm đường cứu nước. Tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội, các tài liệu này được trưng bày trong một
không gian nền về bối cảnh thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trong bối
cảnh đó, hình tượng con tàu và những làn sóng biển, những trang sổ tàu ghi thời
gian và những địa danh con tàu đã đi và đến rất nổi bật, đặc biệt là trang sổ
lương có ghi tên Văn Ba với số tiền lương một tháng là 45 Phờrăng Pháp.
Những tài liệu quý đó được đặt trong tủ kính hình tròn mang biểu tượng cửa sổ
con tàu. Chính từ đó, người thanh niên mang tên Văn Ba đã được mở rộng tầm
mắt, nhận biết về thế giới đương thời với “… Những bờ bến lạ, nước nông sâu/
2
Á, Âu đâu cũng lòng trong đục/ Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu…” .
Cách giới thiệu trên chính là một thành tựu của công tác tổ chức và kỹ
thuật trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh của hơn 30 năm trước. Trong thời đại
công nghệ 4.0, 5.0 hiện nay, có nhiều điều kiện để miêu tả sinh động hơn nữa
nội dung và giá trị của những tài liệu này. Bởi trong thời điểm đó, các tài liệu
__________
1. Tố Hữu, Theo chân Bác, Cục Chính trị Quân khu IV, tr. 8.
2. Tố Hữu, Theo chân Bác, Sđd, tr. 8.
181