Page 187 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 187
kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu
1
nước ấy đã bị dìm trong máu” . Cách mạng Việt Nam đứng trước thử thách lớn
của lịch sử.
Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh sinh ra tại Nghệ An, một vùng quê đói
nghèo, thiên tai khắc nghiệt nhưng lại rất giàu truyền thống chống giặc giữ nước,
một xứ sở “cứng đầu” và “bất tiện” cho bọn đế quốc thực dân. Đó cũng là một
miền quê giàu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với một nền văn hóa dân gian đa
dạng và phong phú, trong đó Kim Liên, Nam Đàn là một vùng hội tụ, điển hình.
Xuất thân trong một gia đình Nho học, có truyền thống yêu nước trọng
nghĩa, Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh sớm mang trong mình lòng yêu nước,
thương dân. Tuổi thơ của Người gắn bó với những năm tháng học tập thi cử,
quan trường đầy trắc trở của thân sinh. Cùng cha, Người đã có điều kiện đến cả
ba miền đất nước, biết được cuộc sống khó khăn, khổ nhục của người dân dù họ
ở xứ Nam Kỳ “bảo hộ” hay Trung Kỳ “thuộc địa”. Người gắn bó với Kinh thành
Huế nhiều năm, nơi Người có điều kiện để tìm hiểu, làm quen với cuộc sống
quan chức, Hoàng triều, thấu hiểu rõ hơn cuộc sống phụ thuộc, thấp hèn của
chốn quan trường mà thân sinh thường nói: “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô
lệ, hựu nô lệ” (Làm quan trong đám người nô lệ lại càng nô lệ hơn). Thực dân
dày xéo quê hương đất nước, triều đình nhu nhược đớn hèn, nhưng đi đâu và
làm gì để tìm ra con đường cứu nước thành công? Làm gì để giành lại độc lập tự
do đích thực?
Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải giải quyết là như vậy, nhưng lịch sử
phong trào chống Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX trở về trước chưa có lời
giải thỏa đáng. Các nhà yêu nước tiến bộ đương thời vẫn bế tắc trước thời điểm
bản lề của lịch sử: giai cấp phong kiến với hệ tư tưởng phong kiến đã hết vai trò
và đã quá lỗi thời, còn giai cấp tư sản với hệ tư tưởng tư sản cũng đang tỏ ra yếu
ớt, bất lực, không đủ năng lực để tập hợp toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống ách áp bức nô dịch của chủ nghĩa thực dân, không biết gắn phong trào
yêu nước của dân tộc mình với cuộc đấu tranh của các dân tộc khác có cùng
chung kẻ thù xâm lược. Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư
sản trước nhiệm vụ chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc cho thấy sự khủng
hoảng sâu sắc về đường lối cũng như giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu
thế kỷ XX.
Vượt qua những hạn chế của các bậc tiền bối, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã trăn trở nghiên cứu, nhìn nhận sâu sắc về vận mệnh của
dân tộc, phân tích và lý giải một cách khoa học từ đó đi đến khẳng định con
đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc. Theo
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 30.
185