Page 222 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 222

trên sàn. Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi”. Suốt ngày,
                      người anh Ba ướt đẫm mồ hôi, mình đầy bụi than. Cường độ làm việc của anh
                      Ba quần quật từ sáng đến tối, thậm chí đêm đang ngủ cũng bị gọi dậy để khuân

                      vác thực phẩm. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm
                      cho xong công việc. “Mỗi ngày, đến chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba
                      mệt lử” nhưng anh không ngủ ngay mà còn tìm hiểu, nâng cao kiến thức, vốn
                      ngoại ngữ... đến 11, 12h đêm. “Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển
                      nổi  sóng.  Làn  sóng  to  như  những  quả  núi  chồm  lên  đổ  xuống.  Hầu  hết  mọi
                      người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không
                      thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt
                      để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn
                      xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào
                                                                             1
                      giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết” . Không những thế, anh Ba
                      nhận lương chỉ bằng 1/3 so với các phụ bếp người Pháp cùng làm việc như anh.
                      Sau khi trả tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho riêng thủy

                      thủ người Pháp, thực tế anh chỉ còn nhận được 10 franc (bằng 4 đồng 5 hào tiền
                      Đông Dương).
                            Nhưng vượt lên tất cả, anh Ba vẫn kiên trì miệt mài làm việc và kiên trì
                      học hỏi để mong thực hiện được hoài bão của mình. Năm 1912, tàu Amiral
                      Latouche Tréville vào sửa chữa ở Le Havre. Tất cả thủy thủ, nhân viên được
                      đưa sang làm ở một tàu khác của hãng và trở về Đông Dương. Anh Ba không
                      muốn trở về, mà theo chủ tàu về nhà, nhận làm vườn thuê cho chủ tàu tại thị
                      trấn ven biển ngoại ô Le Havre tên là Sainte Adresse. Tuy nhiên, sự nhàn hạ
                      tương đối của nghề làm vườn so với nghề phụ bếp trên tàu không quyến rũ
                      được anh Ba và cũng không làm anh rời bỏ được mục tiêu lý tưởng của mình.

                      Một thời gian sau, anh đã bỏ nghề làm vườn ở Sainte Adresse để tiếp tục cuộc
                      hành trình tìm đường cứu nước.
                            Cùng năm đó, nhân có một chuyến tàu hàng của hãng Chargeurs Réunis đi
                      vòng  quanh châu  Phi, anh  Ba nhận lời ông chủ  lên làm  thuê  trên  tàu.  Nhiều
                      người cho anh biết khí hậu châu Phi rất khắc nghiệt, tàu chở hàng chạy không
                      êm như  tàu chở khách, hơn nữa công  việc làm  thuê trên tàu rất nặng nhọc...
                      nhưng anh Ba vẫn quyết chí: “... Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ
                                                       2
                      và tôi muốn đi xem các nước” . Theo hành trình của tàu, anh Ba đi qua những
                      bến cảng của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Rêuyniông, Côngô,
                      Đahômây,  Sênêgan...  Trải  qua  cuộc  sống  vất  vả,  gian  khổ,  nguy  hiểm,  khắc
                      nghiệt có lúc tưởng chừng khó vượt qua được, chứng kiến những bất công, đau


                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Thanh niên, Hà
                      Nội, 2012, tr. 18.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 23.


                                                               220
   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227