Page 224 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 224
Hàng ngày, “đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần
tư con gà, những miếng bít tết to tướng, v.v... thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại
1
cho nhà bếp” để mang cho người nghèo. Cảm kích trước hành động của anh Ba,
một người siêng năng, cần cù, hòa nhã, giản dị, thương người với lối sống chuẩn
mực, vị đầu bếp huyền thoại người Pháp Escoffier của khách sạn đã chuyển
Nguyễn Tất Thành lên khu vực làm bánh và truyền nghề cho anh. Ngoài thời
gian làm bánh, anh Thành còn tích cực tham gia Hội những người lao động hải
ngoại, đứng trong hàng ngũ công nhân, cùng công nhân Anh đi biểu tình bên bờ
sông Thames đòi tự do, dân chủ và quyền lợi chính đáng của người lao động.
Trên con đường thực hiện lý tưởng, anh Thành hăng say, miệt mài lao động.
Anh làm việc không chỉ đơn giản để kiếm sống mà để tìm hiểu rõ bản chất điều
gì ràng buộc dân tộc mình và các nước thuộc địa với các nước thực dân, từ đó
tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
Cuối 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp
hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Anh ở
trong những khu lao động nghèo nhất của thủ đô nước Pháp. Cuộc sống của anh
gặp rất nhiều khó khăn: nơi ở chật hẹp, ăn uống cực khổ, bị cảnh thất nghiệp đe
dọa. Anh thường xuyên vừa hoạt động chính trị vừa phải kiếm sống một cách
chật vật. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày
18/6/1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành
đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam
gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của
Tổng thống Mỹ Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á,
trao tận tay Tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu
sách này do một nhóm các nhà yêu nước Việt Nam sống ở Pháp cùng viết, và
được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai
gọi tên mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên gọi này trong những năm sau đó.
Anh đã liên hệ được với ông Phan Châu Trinh và học nghề rửa ảnh của ông.
Anh Nguyễn đã tìm được việc phóng ảnh và rửa ảnh ở hiệu ảnh Lainé, số nhà 7,
ngõ Compoint, quận 17, Paris với lương tháng 120 francs. Để thu hút khách và
có thêm thu nhập, anh Thành đăng và đóng khung ở trang nhất trên tờ báo La
Vie Ouvrière (Đời sống công nhân), cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn
Lao động Pháp, nội dung thông tin quảng cáo rất ngắn, chỉ với 34 chữ như sau:
“Giới thiệu với độc giả và các bạn: ảnh chân dung nghệ thuật đủ kiểu. Giá từ 25
francs. Cả khung giá từ 45 francs. Nguyễn Ái Quốc, số 3 phố Marché des
Patriarches, Paris”. Vào thập kỷ đầu của thế kỷ XX, kỹ thuật chụp ảnh đen trắng
trên phim kẽm chỉ mới xuất hiện ở các nước phương Tây. Khách chụp ảnh phần
đông là giới thượng lưu, giàu có, chơi sang, họ rất khó tính, khắt khe, đòi hỏi tay
__________
1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 30-31.
222