Page 223 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 223
khổ của người lao động dưới sự bóc lột của bọn thống trị, hướng về quê hương,
cảnh nhân dân lầm than trong kiếp nô lệ, ánh mắt anh Ba rực sáng, ý chí quật
cường lại át đi tất cả, anh Ba lại vượt qua mọi sóng gió, mọi vất vả để thực hiện
mong muốn của mình.
Cuối năm 1912, theo hành trình của tàu hàng của hãng Chargeurs Réunis,
anh Ba vượt Đại Tây Dương đến nước Mỹ - đất nước tự do, bình đẳng và dân
quyền. Tại Mỹ, anh Ba sống tại thành phố New York. Để nuôi sống bản thân,
anh Ba xin làm người giúp việc cho một gia đình giàu có ở Brooklin với lương
tháng 40 đôla. Do công việc không vất vả lắm nên anh học tập và đi thăm nhiều
nơi trong thành phố. Ở New York một thời gian, anh đến thành phố Boston,
chiếc nôi của nền văn hóa lâu năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tại đây, anh
Ba tìm được công việc là người phụ giúp cho đầu bếp làm bánh tại khách sạn
Parker House. Trong thời gian ở Mỹ, anh Ba nhận thấy sự thật đằng sau cụm từ
tự do, bình đẳng và dân quyền là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động vô
cùng tàn bạo, sự phân biệt chủng tộc man rợ của đế quốc Hoa Kỳ.
Cuối 1913, anh Ba theo tàu rời Mỹ trở về Le Havre, sau đó sang nước
Anh. Tại sứ sở sương mù, một thanh niên sinh sống ở đất nước nhiệt đới phải
thấm chịu cái lạnh khắc nghiệt của nước Anh. Anh đã phải làm rất nhiều việc
vất vả để mưu sinh. Ngày đầu tiên ở Anh, Văn Ba nhận làm việc cào tuyết
trong một trường học. Đây là một công việc rất mệt nhọc. Mình mẩy ướt đẫm
mồ hôi mà tay chân thì rét cóng, cào được tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn
và đóng thành đá. Sau tám giờ làm công việc này, anh Ba mệt lử, đói bụng và
đành phải bỏ việc. Cũng may ông Hiệu trưởng là một người tốt, ông ấy trả cho
anh tiền công cả ngày làm việc là sáu đồng. Hai ngày sau, anh Ba tìm được
một công việc khác, đó là công việc đốt lò. Từ năm giờ sáng, anh với một
người nữa phải chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày phải đổ xỉ than và
thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh
sáng. Anh Ba không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì không bao giờ lên
đấy. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và vì không có đủ quần áo,
anh bị cảm và phải nghỉ việc hai tuần. Sau đó, anh được giới thiệu đến làm phụ
bếp cho khách sạn Drayton Court với tên là Nguyễn Tất Thành. Nhà bếp chỗ
anh Thành làm ở dưới tầng hầm, thùng rửa bát và thùng gỗ giặt khăn ăn ở
ngách trong cùng. Sau này, nhờ có kinh nghiệm làm việc bếp, anh Thành được
nhận vào làm việc rửa bát đĩa ở khách sạn danh tiếng Carlton ở London. Khi
mới tới khách sạn Carlton, anh Thành chỉ được giao nhiệm vụ dọn dẹp và rửa
bát đĩa. Anh Thành làm việc từ 5 giờ sáng đến trưa và từ 5 giờ chiều đến 10
giờ tối. Nhờ chăm chỉ và thông minh, một người đầu bếp đã nhận anh vào làm
việc ở bộ phận của mình là nấu ăn phục vụ cho những bữa tiệc lớn. Cũng tại
đây, anh đã chứng kiến sự xa hoa lãng phí thức ăn của những người giàu có.
221