Page 227 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 227
học để hoàn thành luận án, Người nóng lòng được trở về nước hoạt động, ngày
6/6/1938, Người (ký tên Lin) gửi thư cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng
về nước hoạt động. Quốc tế Cộng sản đã tổ chức một cuộc họp bí mật, và đã ra
Quyết định số 60 (mật): “Sinh viên mang số hiệu 19 (Lin) từ ngày 29/9/1938 đã
rời khỏi biên chế của Viện (về nước)”. Để thực hiện ước nguyện của mình,
khoảng cuối năm 1938, Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc để tìm đường về nước.
Bởi trong khi làm nhiệm vụ quốc tế, Người vẫn luôn quan tâm đến cách mạng
Việt Nam. Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc và của Đảng,
phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Uy tín của
Đảng và Nguyễn Ái Quốc được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
Tháng 12/1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống
Tĩnh Tây (Quảng Tây). Người cùng với một số đồng chí xuống Nậm Quang (sát
biên giới Việt - Trung) mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.
Lớp huấn luyện kết thúc vào khoảng giáp Tết âm lịch. Ngày 28/1/1941, tức 2/1
Tết, Nguyễn Ái Quốc cùng với đoàn rời Nậm Quang trở về nước để trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Để hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc tích cực rèn luyện việc viết báo
và dần trở thành một nhà báo cách mạng xuất sắc, một cộng tác viên tín nhiệm
của nhiều tờ báo cách mạng và tiến bộ tại Pháp. Những bài viết đầu tiên của
Người với bút danh Nguyễn Ái Quốc là những bài báo phê phán chế độ thực dân
Pháp. Bút danh Nguyễn Ái Quốc lần đầu xuất hiện trong Bản yêu sách của nhân
dân An Nam gửi lên Hội nghị Versailles họp tại Paris tháng 6-1919. Đây là mốc
thời gian vô cùng quan trọng trên con đường tìm đường cứu nước và trong sự
nghiệp báo chí cách mạng của Người. Năm 1922, Người cùng với đồng chí vượt
qua nhiều khó khăn sáng lập tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để từng bước biến
tờ báo trở thành một công cụ hữu hiệu kêu gọi, tập hợp đông đảo nhân dân lao
động chống lại thực dân xâm lược đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong sự
nghiệp báo chí của Nguyễn Ái Quốc. Người được cử làm chủ bút tờ báo, phụ
trách biên tập, viết bài và xuất bản báo. Người đã đóng góp 38 bài viết thuộc
nhiều thể loại với 7 bút danh. Không những vậy, bằng tâm hồn nghệ sĩ và một tài
năng nghệ thuật, Người còn cống hiến cho độc giả báo Le Paria những bức tranh
châm biếm hài hước, song chứa đựng nội dung vô cùng sâu sắc. Thời kỳ hoạt
động báo chí tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết trên 60 bài báo về nhiều chủ đề
khác nhau, rất phong phú, đa dạng, sâu sắc với một văn phong trong sáng, dễ hiểu,
rất gần gũi với mọi tầng lớp lao động. Thời gian ở Nga, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục
viết và gửi bài cho các báo Le Paria, L’Humanité, La Vie Ouvrière, Pravda và
Tạp chí Quốc tế cộng sản. Cũng trong thời gian này, Người hoàn thành tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp. Khi hoạt động ở Trung Quốc, để tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam, với bút danh Bình
225