Page 226 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 226

cổ vũ tinh thần yêu nước của Việt kiều; chỉ đạo mở trường dạy học cho con em
                      Việt kiều... Bên cạnh đó, Người còn hòa mình với cuộc sống thường nhật của
                      cộng đồng Việt kiều, Người thực hiện “ba cùng” với bà con, tham gia hoạt động

                      cùng nhân dân: gánh nước, gặt hái, đi lấy củi, giúp Việt kiều đào giếng lấy nước
                      ăn, vỡ đất làm vườn trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn… Vì thế, Nguyễn Ái Quốc khi
                      đó với tên gọi Thầu Chín không chỉ được bà con Việt kiều mà cả người dân bản
                      địa yêu mến, che chở, giúp đỡ, đùm bọc. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ già tới
                      trẻ nơi đây đều rất kính trọng và coi Nguyễn Ái Quốc như người nhà. Một ngày
                      làm việc của Người cũng thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn tất cả
                      mọi người. Bên cạnh các công việc hằng ngày, Nguyễn Ái Quốc còn thức khuya
                      để đọc sách báo, chuẩn bị cho các buổi nói chuyện tiếp theo. Người luôn là tấm
                      gương về thực hiện nếp sống, lối làm việc lành mạnh, kỷ cương.
                            Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái
                      Quốc đã có một thời kỳ hoạt động lý luận và thực tiễn sôi nổi, vừa tiếp tục
                      hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn

                      thiện tư tưởng  cứu nước, vừa  tích cực truyền bá chủ  nghĩa Mác-Lênin vào
                      phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều
                      kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập một chính Đảng
                      vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Bằng những hoạt động tích cực về mọi mặt của
                      Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển về
                      chất, nhanh chóng thực hiện vô sản hóa và thành lập các nhóm cộng sản. Tuy
                      nhiên, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của các tổ chức cộng sản này gây khó
                      khăn, bất lợi cho phong trào cách mạng trong nước. Vì vậy, từ ngày 06/1 đến
                      7/2/1930,  tại  bán  đảo  Cửu  Long  (Hồng  Kông  -  Trung  Quốc),  Nguyễn  Ái
                      Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì cuộc họp thống nhất các tổ

                      chức cộng sản để thành lập một chính đảng thống nhất của cách mạng Việt
                      Nam. Đảng ra đời thể hiện công lao, trí tuệ, uy tín, đạo đức cách mạng trong
                      sáng và lao động không mệt mỏi của Người.
                            Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã rời Trung
                      Quốc đi  đến  một  số  nước  ở  Đông  Nam  Á  như  Thái  Lan,  Malaysia...  để  làm
                      nhiệm vụ quốc tế. Với cương vị là Uỷ viên Ban Phương Đông của Quốc tế cộng
                      sản, phụ trách cục Phương Nam, Người vẫn tiếp tục tham gia xây dựng phong
                      trào cách mạng các nước Đông Nam Á. Tháng 10-1934, Nguyễn Ái Quốc vào
                      học Trường Quốc tế Lênin. Quyết định của Ban kiểm tra tư cách học viên của
                      nhà trường ghi:  “Nhận đồng  chí  Lin thuộc Đảng Cộng  sản Đông Dương vào
                      Trường Quốc tế Lênin, số hiệu 375, niên khoá 1934-1935”. Kết thúc khóa học
                      tại Trường Quốc tế Lênin, Người được nhận vào công tác tại Viện Nghiên cứu

                      các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở nhà số 25, đại lộ Tvecxkaia, Mátxcơva. Tuy
                      nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ hai ngày một lan rộng, lò lửa chiến tranh ở
                      khu vực Thái Bình Dương xuất hiện, Nguyễn Ái Quốc không thể yên tâm ngồi


                                                               224
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231