Page 225 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 225

nghề của người chụp ảnh rất cao. Ảnh không đáp ứng nguyện vọng, khách trả lại
                      ngay và chi phí phim, giấy, hóa chất, công sá của người thợ bỏ ra xem như mất
                      trắng. Với số tiền ít ỏi kiếm được từ nghề ảnh, Nguyễn Ái Quốc chỉ đủ thuê một

                      căn buồng nhỏ tại nhà số 9, ngõ Compoint, đặt vừa khít chiếc giường và cái bàn
                      con. Cái thau rửa mặt phải để trên mặt bàn. Khi cần bàn viết hoặc chấm ảnh, rửa
                      ảnh, cái thau nước được đẩy vào gầm giường. Trong căn buồng gác hai tồi tàn,
                      giá lạnh, không bếp sưởi mùa đông, thiếu thốn đủ thứ này, Nguyễn Ái Quốc vừa
                      cắm cúi làm đẹp những bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa viết báo, viết kịch,
                      viết văn, tố cáo chính sách, chế độ thực dân tàn bạo ở Đông Dương, Bắc Phi, Ấn
                      Độ; châm biếm, đả kích cay độc tên vua bù nhìn Khải Định. Cũng từ căn phòng
                      này, những dự định về tổ chức thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản các
                      tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), Việt Nam hồn đã được hình thành. Việc nhận
                      chấm ảnh thuê khi có khi không, vả lại mật thám Pháp có lần nói chủ hiệu ảnh
                      Lainé ngừng giao việc làm cho Nguyễn Ái Quốc nên cuộc sống của anh rất khổ
                      cực. Để trang trải cuộc sống vốn đã thiếu thốn, khó khăn, anh phải nhận vẽ thuê

                      trên chụp đèn cho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa.
                            Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp đến nước Nga Xôviết. Với tư
                      cách là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tại nước Nga, Nguyễn Ái Quốc tìm
                      hiểu  mọi  mặt  về  nước  Nga  và  tham  gia  tổ  chức  Quốc  tế  Nông  dân.  Ngày
                      10/10/1923, tại điện Kremli, Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân khai mạc.
                      Nguyễn Ái Quốc dự đại hội với tư cách đại biểu chính thức của nhân dân Đông
                      Dương. Người đã phát biểu trong phiên khai mạc và đọc tham luận trong phiên
                      họp thứ 7. Bế mạc đại hội, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế
                      nông dân. Người đã cùng 10 ủy viên Đoàn chủ tịch ký các văn kiện quan trọng
                      của hội đồng gửi các nước, các khu vực trên thế giới. Sống ở Mátxcơva với 70

                      rúp mỗi tháng, Nguyễn Ái Quốc sống trong khu tập thể dành cho các nhân viên
                      của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản tại khách sạn Lux trên đường Tverskaya ở
                      trung tâm thủ đô Mátxcơva. Hiện còn lưu giữ công văn của Cục Phương Đông
                      thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản gửi cho Ban Giám đốc ký túc xá này đề
                      tháng 12 năm 1923. Trong công văn ghi rõ “duyệt cấp cho Nguyễn Ái Quốc
                      khoản sinh hoạt phí cá nhân 70 rúp một tháng”.
                            Lúc này Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản quốc tế mang trong
                      mình sứ  mệnh lịch sử thế giới. Nhiệm vụ  Người thực hiện song song với sứ
                      mệnh của đảng viên đảng cộng sản quốc tế là tuyên truyền và giảng huấn cách
                      mạng. Nguyễn Ái Quốc được tổ chức cử đi hoạt động ở nhiều nước trên thế giới.
                      Cuối năm 1927, Người về Thái Lan hoạt động. Trong hơn 1 năm hoạt động ở
                      Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tuyên truyền, vận động, gây dựng cơ sở

                      cách mạng và gây ảnh hưởng về trong nước. Tại đây, Người đã mở các lớp huấn
                      luyện ngắn hạn cho các hội viên chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên; chọn
                      dịch một số sách sang tiếng Việt; chỉ đạo xuất bản báo để tuyên truyền, giáo dục,


                                                               223
   220   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230