Page 241 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 241

các phong trào trên đều lần lượt bị chính quyền thực dân đàn áp và thất bại nặng
                      nề. Nguyên nhân thất bại cơ bản là không nhận thức đúng kẻ thù chính hoặc
                      thiếu sự hiểu biết sâu sắc về kẻ thù, không thấy được mối quan hệ giữa hiện thực
                      đất nước với xu thế vận động chung của thế giới.
                            Những thất bại liên tiếp phải trả bằng máu xương của những anh em huynh

                      đệ, của những đồng bào ruột thịt, của những con người yêu nước hơn cả sự sống
                      và nỗi thống khổ đến cùng cực của nhân dân dưới ách thống trị thực dân đã dội
                      tới trái tim của chàng thanh niên trẻ tên Nguyễn Tất Thành. Nhưng, khi các cụ
                      trong Duy Tân hội gợi ý cho anh Nguyễn sang Nhật học cùng những thanh niên
                      thức thời khác, anh đã từ chối. Có lẽ anh đã kịp nhận rõ hoặc chỉ manh nha dự
                      cảm về “lối mòn thất bại” qua những ngày tham gia các công tác bí mật cho
                      phong trào của các tiền bối, dù có sự khâm phục các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan
                      Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng anh không tán thành hoàn toàn cách làm của
                      một người nào. Vì:
                            “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.  Anh
                      nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương. Cụ
                      Phan  Bội Châu hy  vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm,

                      chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám còn
                      thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ
                                                       1
                      còn nặng cốt cách phong kiến” . Từ chối sang Nhật cũng chính là từ chối đường
                      lối “cầu viện” từ đế quốc này để đánh đuổi đế quốc kia, nếu dựa vào Nhật khác
                      gì đánh tráo kẻ thù. Điều đó khẳng định lần nữa bản tính độc lập, tư duy tỉnh táo,
                      sáng suốt trong suy nghĩ của Người. Nhưng chính thất bại của những người đi
                      trước đã trở thành kim chỉ nam để người thanh niên ấy rẽ sang một con đường
                      khác, một chân trời khác, viết nên một trang sử khác cho dân tộc Việt Nam.
                            Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Sài Gòn sang Pháp, với tên gọi Văn Ba,
                      làm lao động trên tàu biển hãng Chargeurs Réunis (hãng Năm Sao), mang tên

                      Amiral Latouche Tréville. Đánh giá về sự kiện mang tính lịch sử này, đã có rất
                      nhiều quan điểm nhằm lý giải về hướng đi khác biệt của Người. Trong khi các
                      tiền bối đa phần đi về phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc…), Nguyễn Tất
                      Thành lại sang trời Tây.GS. Trần Văn Giàu cũng bàn rằng: “Tìm cách đánh đuổi
                      thực dân Tây phương mà đi về hướng Tây. Đi ngược chăng? Chưa một ai ngờ
                                                                                             2
                      rằng đi ngược mà sẽ về xuôi. Không vào hang hổ sao trói được hổ” .
                             Lịch sử dù “giai thoại hóa” những bước đi của Người ở buổi ban đầu ấy
                      trở thành “cuộc ra đi tìm đường cứu nước” mang tầm vĩ nhân thì cũng xin hãy
                      đừng quên rằng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chỉ mới là chàng
                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, Thành phố
                      Hồ Chí Minh, 2005.
                            2. Trần Văn Giàu, Hồ Chí Minh - Chân dung một tâm hồn và trí tuệ vĩ đại, Nxb. Tổng hợp
                      Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 21.


                                                               239
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246