Page 238 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 238
tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương
1
Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức”
nặng nề nhất đều tham gia vào tổ chức này.
Trước kia, khi tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản Pháp, Nguyễn
Ái Quốc đã nhận thấy: “Mặc dù Quốc tế Cộng sản đã đề cập đến tầm quan trọng
của vấn đề thuộc địa như là một trong những vấn đề cấp bách nhất trong chương
trình nghị sự của mình, song thực tiễn các phân bộ ở các cường quốc thực dân
đến nay vẫn chưa chăm lo đến vấn đề này. Cả đến việc xem xét nó một cách
nghiêm túc cũng không… Nguyên nhân là do các đồng chí chúng ta không hiểu
2
tình hình xác thực của các nước bị áp bức bóc lột” . Để khắc phục điều này, ở
bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Người luôn tranh thủ mọi diễn đàn tố cáo, lên án chế
độ thực dân và nêu rõ tình cảnh các nước thuộc địa. Thời kỳ ở Liên Xô 1923-
1924 cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khác với khi ở Pháp, ở Liên Xô lúc bấy
giờ vì bản thân diễn đàn hay báo chí đã mang tầm “quốc tế”, chứ không bó hẹp
trong diễn đàn của một nước như khi nước Pháp, ví dụ như diễn đàn Hội nghị
hay tạp chí thì đều nói trước đại biểu của 40 nước, báo cũng được gửi đi 40
nước. Do đó, nội dung, đối tượng tuyên truyền sẽ rộng lớn hơn: Tố cáo không
chỉ thuộc địa của Pháp ở An Nam, mà cả ở những nơi khác như: Tây Phi, Trung
Phi và Angiêri, Tuynidi, Marốc ở Bắc Phi; không chỉ tố cáo thực dân Pháp, mà
cả thực dân Anh.
Nội dung chủ yếu của bài viết và bài hội thảo là về nông dân và không chỉ
tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thực dân Anh đối với nông dân An Nam, Đông
Dương mà cả nông dân Bắc, Tây và Trung Phi. Đặc biệt, khi ở Liên Xô, Người
còn thêm việc nhấn mạnh những tư tưởng của Lênin về vai trò của nông dân
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về sức mạnh của liên minh công - nông,
nghĩa vụ của giai cấp công nhân chính quốc đối với thuộc địa. Người nhấn mạnh:
Nếu giai cấp công nhân các nước tư bản chính quốc chỉ “nói đến một chính
quyền vô sản và việc lật đổ chủ nghĩa tư bản” mà không giúp đỡ nhân dân các
nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc thì mọi việc làm của mình cũng trở
thành vô ích. Tức là giai cấp công nhân cần chỉ cho nông dân con đường giải
phóng và lãnh đạo phong trào nông dân.
Vào thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài Tình cảnh nông dân An
Nam và Tình cảnh nông dân Trung Quốc đăng trên báo La Vie Ouvrière, số ra
ngày 4/01/1924. Đồng thời, Người dịch Lời kêu gọi Quốc tế Nông dân ra tiếng
Việt gửi về Việt Nam và dịch sang tiếng Pháp gửi đăng trên báo Le Paria và báo
L 'Humanité.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 232.
2. Nguyễn Ái Quốc, Đông Dương, bài đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 14 năm 1921 (Tài liệu
được lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng).
236