Page 243 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 243
“Hồi đó nước chúng tôi đang ở dưới ách chủ nghĩa thực dân Pháp, bị bóc lột ghê
gớm và khổ sở vô cùng. Tôi biết rất ít về các vấn đề chính trị, nhưng tôi muốn
Tổ quốc tôi được giải phóng, các “dân tộc thuộc địa” được giải phóng. Tôi bắt
đầu viết và phát những truyền đơn tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp. Tôi chưa
biết đảng là gì, công đoàn là gì, càng không rõ chủ nghĩa xã hội khác chủ nghĩa
cộng sản ở chỗ nào. Nhưng có những “ông bà” - lúc đầu tôi gọi các đồng chí tôi
trong Đảng Xã hội như thế - đã tỏ đồng tình với tôi. Vì vậy, tôi đã tham gia
1
Đảng Xã hội” . Chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Đảng Xã
hội, đến với Lênin, rồi sau đó là Quốc tế Cộng sản.
Ngày 18/6/1919, khi các nước đồng minh thắng trận họp Hội nghị
Versailles, tại Paris, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái
Quốc gửi đến Hội nghị bản Yêu sách gồm 8 điểm, đòi Chính phủ Pháp phải thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản
Yêu sách ngay lập tức được đăng tải trên nhiều tờ báo, được dịch ra nhiều thứ
tiếng khác nhau, được truyền phát rộng rãi ở nước Pháp, và đặc biệt được lưu
truyền rộng rãi trong cộng đồng Việt kiều đang sinh sống ở Pháp lúc đó. Đối với
người Pháp, họ cho rằng, bản Yêu sách đã làm chấn động dư luận nước Pháp,
được so sánh như một “quả bom đặt giữa những người Pháp ở Đông Dương”.
Khi về với người dân Việt Nam, nó được ví như tiếng sấm mùa xuân sẽ xua tan
màn sương mù vây bọc người dân thuộc địa, làm nảy sinh những mầm nằm sâu
trong lòng họ. Kể từ đây, đối với những người dân Việt Nam và những người
ủng hộ Việt Nam, cái tên Nguyễn Ái Quốc gắn liền với một niềm hy vọng mới;
đối với chính quyền thực dân Pháp, chúng kinh ngạc và cuối cùng ra lệnh điều
tra tung tích Nguyễn Ái Quốc và lập cơ quan chuyên trách theo dõi những hoạt
động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và Việt kiều yêu nước để áp dụng những
biện pháp ngăn chặn.
Báo L’Humanité số ra ngày 16 và 17/7/1920 đã đăng toàn văn bản Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.
Lênin. Luận cương ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt của anh Nguyễn.
Người đã đọc đi đọc lại nhiều lần và cuối cùng, Người đã tìm thấy con đường để
giải phóng cho dân tộc khỏi ách áp bức thực dân. Sau này, khi trả lời một nhà
báo Pháp, Người đã kể lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó
hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần
chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa
đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
2
chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” , như
Người viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 584.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
241