Page 237 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 237

đặc quyền” không chỉ cai trị theo “hệ thống cưỡng bức” như trên mà còn cả một
                      “hệ thống cai quản” vô nhân đạo với người già, phụ nữ, trẻ em.
                            Hai là, khắc họa tình cảnh của nông dân ở các thuộc địa Pháp, đặc biệt là

                      tình cảnh nông dân An Nam ở Đông Dương và đặt ra vấn đề giải phóng nông
                      dân.
                            Trong lần phát biểu đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái
                      Quốc đã nói rõ tình trạng “Nông dân trong các thuộc địa của Pháp bị hai tầng
                                                                                                     1
                      bóc lột: vừa như những người vô sản, vừa như những người bị mất nước” . Sau
                      đó, trong lần phát biểu thứ hai, Người chỉ ra bốn nguyên nhân đã dồn người
                      nông dân Việt Nam vào vòng khốn khổ dưới chế độ thực dân, phong kiến là:
                                                                             2
                      “Nhà nước, tên thực dân, nhà thờ và tên lái buôn” . Bốn thế lực này đã “đóng
                      đinh câu rút” người nông dân lại và người nông dân “bị cai trị bởi một chế độ nô
                      lệ”. Người nhận thấy dù khác nhau về địa lý, màu da và lịch sử nhưng “người
                      An Nam ở Đông Dương, người da đen ở Cônggô hay là Xênêgan, hay là người
                      bản xứ ở Bắc Phi” đều “có một cái chung:

                            1- Tất cả họ bị dồn đến tình cảnh con vật thồ.
                            2- Họ không chỉ bị những kẻ chiến thắng bóc lột, mà còn bị những người
                      bản xứ bóc lột nữa: những kẻ chơi trội, những tên kẻ cướp mà nếu thiếu những
                                                                                   3
                      kẻ này thì không thể có sự đô hộ nào của nước ngoài” . Người nói nền “văn
                      minh” quái vật” này chỉ chấm dứt khi “giai cấp vô sản giác ngộ” đến cứu họ.
                      Như vậy, Người đã nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng liên minh công nông và
                      xác định sứ mệnh giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân.
                            Ba là, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy lực lượng to lớn và tinh thần yêu nước
                      nồng nàn của nông dân thuộc địa. Người hoàn toàn tin tưởng ở lực lượng đông
                      đảo nông dân bị áp bức bóc lột ở thuộc địa khi họ được thức tỉnh, nhưng đồng

                      thời, Người cũng chỉ rõ trong các nước thuộc địa, nông dân đã nhiều lần nổi dậy
                      đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân nhưng đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo và tổ
                      chức. Do đó, Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của Quốc tế là phải tổ chức những nông
                      dân bất hạnh đó lại, là cung cấp lãnh tụ cho họ, là chỉ ra cho họ con đường cách
                                                          4
                      mạng và con đường giải phóng” . Điều này cho thấy Người rất đề cao vai trò
                      của Quốc tế Nông dân trong việc tập hợp nông dân bị áp bức khắp thế giới để
                      đoàn kết đấu tranh. Người yêu cầu Quốc tế Nông dân: “khi các đồng chí được tổ
                      chức lại, các đồng chí cần phải nêu gương cho chúng tôi, giúp đỡ chúng tôi,
                      dang rộng cánh tay anh em đón chúng tôi để chúng tôi cũng có thể bước vào gia
                                            5
                      đình vô sản quốc tế” . Theo Người, Quốc tế Nông dân “chỉ trở thành một quốc
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 225.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 231.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 279.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 228.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 225.


                                                               235
   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242