Page 242 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 242

trai đôi mươi. Cuộc ra đi ấy, là một lựa chọn vô tình hay hữu ý thì Người trước
                      tiên cũng phải tìm cách để sống sót trên chuyến tàu lênh đênh ấy, một người lao
                      động vô sản, thực tế và chân chính nhất. Chính vì vậy, con đường ấy trở nên rõ

                      nét, hành trình ấy trở nên chân thực sống động, lý tưởng ấy trở nên hữu dụng.
                      Và thế là, từ sinh kế cho bản thân, Người sinh kế cho cả một dân tộc, từ đường
                      hoang, Người tạo từng lối mòn.
                            Đi tới đâu, Người cũng ghi chép, nhận xét, tìm bạn…, đến Paris năm 1917,
                      Nguyễn Tất Thành ngay lập tức tìm liên lạc với Việt kiều và tiếp xúc với các
                      đảng phái chính trị ở đây. Có lẽ, lịch sử lúc này không cần phải làm công việc
                      đánh giá, lịch sử chỉ cần ghi chép chân thực những bước đi của Người cũng đủ
                      để độc giả thấy: những hành động của Người là có chủ đích và Nguyễn Ái Quốc
                      đã tìm ra một giải pháp cho quê hương ngay trên chính mảnh đất của kẻ thù.
                            Từ năm 1911-1920, Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, Á, Phi, Mỹ,
                      đã có khoảng thời gian khá lâu sống ở ba nước đế quốc là Mỹ, Anh và Pháp.
                      Chuyến “đi ngược mà về xuôi” theo cách nói của GS. Trần Văn Giàu, “ngược”
                      thì rõ rồi, người ta đi Đông mình đi Tây. Thế còn “xuôi” nghĩa là gì? Cái “xuôi”
                      không chỉ là thắng lợi của cuộc cách mạng vĩ đại, mà có lẽ nó còn là sự thuận
                      theo tự nhiên của Người, thay vì đi từ lý tưởng đến hiện thực, ngồi trên bàn giấy
                      vẽ con đường thì người lên tàu phụ bếp, rửa chén và rồi quét tuyết, rửa ảnh, tô
                      vẽ đồ sứ… Từ thầy giáo ở trường Dục Thanh, Nguyễn trở thành thủy thủ trên
                      tàu Tây mang theo đôi bàn tay trắng. Đó là cơ hội để Người nhìn rõ bộ mặt tàn
                      ác của kẻ thù và thấu đáo nỗi thống khổ của quần chúng nhân dân. Đó là cơ sở

                      thực tiễn sinh động để xây dựng cơ sở lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
                            Người rút ra kết luận mang tính nền tảng đầu tiên: Ở đâu bọn đế quốc thực
                      dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề
                      và “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
                      bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà
                                                1
                      thôi: tình hữu ái vô sản” . Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười do Lênin lãnh
                      đạo năm 1917 là bước ngoặt của nhân dân Nga và trở thành đại lộ ánh sáng trên
                      con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Nó là minh chứng cụ thể, sinh động,
                      cho một dân tộc đứng lên đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng nhân dân,
                      thực hiện quyền tự quyết của một quốc gia, dân tộc. Thắng lợi đó, không những
                      mở  ra  lối  thoát  cho  các  nước  thuộc  địa  đang  loay  hoay  trên  con  đường  giải
                      phóng dân tộc, nước Nga Xô viết mà còn là niềm tin vào một con đường chính
                      nghĩa, tự cường.
                            Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc là thành viên của Đảng Xã hội Pháp, đã
                      ủng hộ Đảng gia nhập Quốc tế thứ III, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tin

                      theo  chủ  nghĩa  Lênin.  Sau  này,  khi  trả  lời  phỏng  vấn  của  nhà  báo  Charles
                      Fourniau, phóng viên báo L’Humanité (Nhân đạo),Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 287.


                                                               240
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247