Page 246 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 246

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA Ở CHÂU PHI
                                    QUA NHỮNG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

                                                  TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1929



                                               ThS. ĐỖ THANH GIANG - ThS. THẠCH KIM HIẾU
                                                      Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh




                            Từ thế kỷ XV, một số nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
                      Hà Lan đã tiến hành chính sách xâm lược châu Phi. Sang thế kỷ thứ XIX, cùng
                      với sự phát triển của cách mạng công nghiệp, các nước châu Âu khác như Anh,

                      Pháp, Đức, Italia, Bỉ tiếp tục biến châu Phi thành thuộc địa, phục vụ cho sự bành
                      trướng của chủ nghĩa thực dân. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các cường
                      quốc phương Tây đã chiếm gần hết châu Phi chỉ còn chừa Êthiopia, Libêria và
                      một phần nhỏ phía nam Tây Sahara (sau này cũng bị nhập vào Tây Ban Nha).
                      Cả châu Phi với 30 triệu km², chiếm 1/5 diện tích thế giới trở thành thuộc địa
                      của châu Âu. Đến năm 1914, gần 30% dân số châu Phi ở các thuộc địa của Anh,
                      15% ở thuộc địa của Pháp, 9% ở thuộc địa của Đức, 7% ở thuộc địa của Bỉ, 1%
                      ở thuộc địa của Italia. Trong bối cảnh như vậy, có thể thấy châu Phi là nơi hội tụ

                      nhiều mâu thuẫn lớn trên thế giới, đồng thời cũng là nơi mà tội ác của chủ nghĩa
                      thực dân thể hiện một cách rõ nét nhất đối với con người.
                            Bằng sự trải nghiệm thực tế của mình cũng như thông qua việc nghiên cứu

                      một cách hệ thống về thực trạng chế độ thuộc địa trên thế giới, trong giai đoạn
                      từ năm 1919 đến năm 1929, Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm nhằm
                      vạch trần sự cướp đoạt tàn bạo của thực dân phương Tây đối với nhân dân châu
                      Phi. Qua đó, Người đã phơi bày cho nhân dân các nước châu Âu, nhất là nhân
                      dân Pháp thấy được bản chất xấu xa, vô nhân đạo, phản văn minh của chủ nghĩa
                      thực dân, hoàn toàn trái ngược với những lời tuyên truyền tốt đẹp, hoa mỹ mà
                      Chính phủ các nước này đang tuyên truyền.

                            Năm 1919 là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu có tính bước ngoặt trong cuộc
                      đời hoạt động cách mạng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Đó
                      là năm mà Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng chính trị mà theo Người

                      là có sự bênh vực cho nhân dân các dân tộc thuộc địa. Đồng thời, đó cũng là thời



                                                               244
   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250   251