Page 245 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 245

chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc
                      bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới… trong khi dựa vào lý luận chung
                      và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản, các đồng chí vừa phải thích ứng với những
                                                                               1
                      điều kiện riêng biệt mà các nước châu Âu không có” , trong khi vẫn dựa vào lý
                      luận chung và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản.
                            Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin,
                      từ chủ nghĩa Lênin, Người đi vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin
                      là hệ thống phương pháp luận, được xây dựng từ thực tiễn cách mạng sinh động,
                      trở  thành  công  cụ  đắc  lực  để  người  cách  mạng  soi  chiếu  vào  dân  tộc  mình.
                      Người tìm thấy ở đó những điểm phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam
                      bấy giờ, từ mục đích, cách thức, con đường. Nền tảng để xây dựng xã hội mới
                      của chủ nghĩa Mác-Lênin được chuyển hóa sinh động và gắn với tinh thần thời
                      đại, lịch sử, qua tư duy linh hoạt, sáng tạo của Hồ Chí Minh. Do đó, tiếp cận,
                      vận dụng và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần
                      xem ở góc độ linh hoạt, sáng tạo ấy.

                            Nguyễn  Ái  Quốc-Hồ  Chí  Minh  đã  tìm  ra  được  mẫu  số  chung  giữa  chủ
                      nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với các phong trào đấu tranh tiến bộ trên
                      thế giới, với chủ nghĩa Mác-Lênin, từ đó chỉ ra quy luật phát triển tất yếu của
                      cách mạng Việt Nam là quy luật độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
                      Sự lựa chọn, xác định con đường giải phóng dân tộc Việt Nam gắn liền với chủ
                      nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của cách
                      mạng Việt Nam và xu thế vận động của thời đại, đáp ứng được nhu cầu khát
                      khao tự do, độc lập cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
                      Thành quả nhận thức ấy là sản phẩm của một trí tuệ đã vượt qua mọi lối mòn
                      nhận thức của các tiền bối đi trước, đồng thời là kết quả của những trăn trở, của

                      sự dấn thân, thực sự mong tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc và dựa trên
                      sự phân tích thấu đáo tình hình thực tế của đất nước, của thời đại. Sản phẩm ấy
                      không chỉ là sản phẩm tư duy của Hồ Chí Minh, đã đóng góp cho kho tàng lý
                      luận thế giới mà quan trọng hơn nó trở thành con đường giải phóng hiện thực,
                      con đường để phát triển dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc hùng cường./.

                                                   TÀI LIỆU THAM KHẢO

                            1. GS. Trần Văn Giàu, Lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
                      mạng Tháng Tám, Tập III, Nxb. Thành phố Hồ Chí  Minh, 1993.
                            2. PGS. TS. Phạm Xanh,  Nguyễn  Ái  Quốc  với  việc truyền bá  chủ  nghĩa
                      Mác-Lênin ở Việt Nam (1921-1930), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.





                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 15, tr. 588.


                                                               243
   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249   250