Page 236 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 236
tạo sự chuyển biến trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc hiện tại và
sắp tới, vì nó vừa đưa Người hội nhập vào phong trào cách mạng vô sản quốc tế,
nhưng về khách quan, việc sang Liên Xô vào thời điểm này đã đưa Người đi vào
một cuộc chuyển động hết sức quan trọng với những điểm như đã phân tích trên.
Về những hoạt động lý luận, được thể hiện chủ yếu ở trong những phát
biểu của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân và một số
bài viết của Người trên tạp chí Quốc tế Nông dân.
Trong bảy buổi làm việc của Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân,
1
Nguyễn Ái Quốc tham gia phát biểu hai lần. Lần một tại phiên họp đầu tiên và
2
lần hai tại phiên họp thứ bảy .
Với tư cách là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, trong phiên họp
đầu tiên ngày 17/10/1923, Người đề nghị xuất bản Tạp chí Quốc tế Nông dân
làm cơ quan ngôn luận của Hội đồng nông dân quốc tế và đã được chấp thuận.
Người vừa trực tiếp chỉ đạo, tổ chức nội dung tạp chí vừa tham gia viết bài. Đầu
năm 1924, Tạp chí Quốc tế Nông dân ra mắt bạn đọc, được chuyển tới 40 nước
thành viên tham gia Quốc tế Nông dân. Ngay từ số 3 và số 4/1924, tạp chí đã
đăng bài Nông dân Bắc Phi của Người.
Bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế Nông dân và hai bài phát biểu ở Hội nghị
lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đều đề cập đến những nội
dung chủ yếu sau:
Một là, tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp ở các nước thuộc địa
Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn vạch trần mọi thủ đoạn cai trị của thực dân
Pháp ở các nước thuộc địa như An Nam ở Đông Dương, Angiêri, Tuynidi,
Marốc ở Bắc Phi. Người đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn cụ thể về chế
độ sở hữu ruộng đất nguyên thủy bị thay thế bằng sự bóc lột thực dân. Người nói:
“Chế độ thuộc địa của Pháp đã phá vỡ tính tập thể của dân bản xứ và thay vào
3
đó bằng sự cướp đoạt trắng trợn” . Đó là “chiếm đoạt ruộng đất tùy tiện”; nhiều
chính sách “thuế khóa to lớn và vô lý”; “cho vay nặng lãi” và bắt người nông
dân phải “vay mượn cưỡng bức và chịu các hội hè bắt buộc”. Tất cả đều nhằm
“bóc lột sức lao động ở nông thôn”. Thêm vào đó là chính sách ngu dân, đầu độc
bằng thuốc phiện và rượu. Ở Tây và Trung Phi, bọn thực dân còn có những hành
động khác như “xuất cảng nông dân và cưỡng bức họ làm việc trong các công ty
__________
1. Ngày 10/10/1923, Nguyễn Ái Quốc được mời phát biểu ngay sau lời chào mừng của đồng chí
Calinin (Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô) và lời phát biểu của đại biểu Ganvan
(Mêhicô), đại biểu Rítlơ (Tiệp Khắc). Theo Trình Mưu, Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thứ
nhất Quốc tế Nông dân, Sđd, tr. 43.
2. 18h30, ngày 13/10/1923, Nguyễn Ái Quốc đọc tham luận. “Tham gia thảo luận có các đại biểu:
Lêgiơnhép, Phincốpxki (Nga), Gliaderơ (Đức), Itxacôp (Cộng hòa Tascta), Girô (Pháp), Bisốp (Đức),
Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương)”, Tạp chí Quốc tế Nông dân, số 1, tháng 4/1924, bản tiếng Nga.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 275.
234