Page 247 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 247
điểm Người thay mặt cho nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội
nghị hòa bình thế giới bản Yêu sách của nhân dân An Nam, một sự kiện có tiếng
vang lớn vào lúc này. Đặc biệt, năm 1919 cũng là thời điểm mà Nguyễn Ái
Quốc bắt đầu sử dụng báo chí như một công cụ quan trọng cho hoạt động cách
mạng của mình với những bài báo đầu tiên là Tâm địa thực dân và Vấn đề dân
bản xứ đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo) vào tháng 8/1919. Từ đó, trên
báo chí Pháp lần lượt xuất hiện một loạt bài báo của Nguyễn Ái Quốc với
nhiều chủ đề khác nhau, nội dung chính là lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân
đối với nhân dân Đông Dương nói riêng và các dân tộc thuộc địa trên thế giới
nói chung. Trong đó, vấn đề thuộc địa ở châu Phi đã bắt đầu được Nguyễn Ái
Quốc đề cập đến trong những bài báo như Động vật học (Báo Le Paria (Người
cùng khổ), số 2, ngày 1/5/1922), Mấy ý nghĩ về vấn đề thuộc địa (Báo
L’Humanité (Nhân đạo), ngày 25/5/1922), Những kẻ đi khai hóa (Báo Le Paria,
số 4, ngày 1/7/1922)... cho đến những tác phẩm lớn như Chủng tộc da đen
(đăng trên báo Gudok (Tiếng còi) ở Mátxcơva, năm 1928). Qua những tác
phẩm này của Nguyễn Ái Quốc, có thể thấy chế độ thuộc địa ở châu Phi đã
được Người mô tả cụ thể trên những phương diện sau:
1. Chính sách của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi
Qua các tác phẩm báo chí của Nguyễn Ái Quốc, lịch sử xâm lược châu Phi
của các nước thực dân phương Tây đã được tái hiện một cách chân thực. Ngay
từ thế kỷ XV, lợi dụng ngọn cờ tôn giáo và khai hóa văn minh, các nước châu
Âu đã đem quân đội đến xâm chiếm các nước châu Phi “Một trong những khẩu
hiệu của đạo Thiên chúa giáo: “hãy phục tùng quyền lực” bằng lửa và lưỡi
gươm bắt đầu tiêm nhiễm vào dân chúng bị bắt làm nô lệ ở châu Phi… Cây thập
tự đã hộ tống mọi bọn quân xâm lược da trắng. Không phải ngẫu nhiên mà trong
con mắt các nhân dân bị áp bức nó đã trở thành biểu tượng khủng khiếp của bạo
1
lực và ách áp bức” . Trải qua hàng trăm năm xâm lược, với sự tranh giành của
các cường quốc, mọi nguồn lực của lục địa đen đều bị các nước này thi nhau
tước đoạt. Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ những chính sách bóc lột cơ bản nhất của
chủ nghĩa tư bản với châu Phi lúc này.
Thứ nhất là nạn buôn bán nô lệ. Các nước thực dân sau khi xâm chiếm
châu Phi đã bắt người dân nơi đây đem bán đi khắp nơi trên thế giới làm nô lệ
cho giới chủ phương Tây, biến họ thành một món hàng hóa đem lại lợi nhuận
kếch sù. Tham gia vào công việc đó là những cha cố, lái buôn và kể cả những
người trong Chính phủ đi xâm lược. Trong tác phẩm nổi tiếng Chủng tộc da đen
trên báo Guđok, xuất bản năm 1928, Nguyễn Ái Quốc viết:”Các vua Anh, cũng
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 403-404.
245