Page 248 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 248

như tất cả mọi quan chức Nhà nước Anh, công khai tuyên bố rằng doanh thu từ
                      việc buôn bán nô lệ là một trong những khoản quan trọng nhất của ngân sách và

                      cần phải bằng mọi cách khuyến khích việc buôn bán này. Pháp, Tây Ban Nha,
                      Hà Lan, Bồ Đào Nha và các nước khác không chịu thua kém so với Anh về
                                   1
                      khoản này” . Để thực sự lột trần sự tàn bạo trong chính sách buôn bán nô lệ da
                      đen, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những con số thống kê đầy đủ, chi tiết: “Từ
                      năm 1680 đến năm 1786, chỉ riêng người Anh đã chở tới Mỹ 2.130.000 nô lệ.
                      Từ  năm  1783  đến  1793,  nói  cách  khác  là  trong  vòng  10  năm,  chỉ  riêng  tại
                      Livớcpun đã bốc dỡ 921 tàu chở 303.737 nô lệ. Họ bị bán buôn toàn bộ với số

                      tiền 150 triệu rúp), mà mọi chi phí săn lùng, bắt bớ, chuyên chở, và coi sóc họ
                      chỉ mất có tất cả 15% tổng số tiền này. Từ đó có thể phán định rằng việc buôn
                                                                             2
                      bán “thịt người” này mới thu lợi đến chừng nào” . Đặc biệt hơn, Nguyễn Ái
                      Quốc cho rằng, khi thực dân phương Tây đã xâm chiếm được châu Phi và khai
                      thác thuộc địa trên chính mảnh đất này, thì những người dân châu Phi đã trở
                      thành nô lệ trên chính đất nước mình để phục vụ cho chính sách bóc lột của

                      chủ nghĩa tư bản. “Bây giờ không còn phải tốn kém cho việc vận chuyển, cả
                      cho việc săn bắt, bởi vì tất cả dân chúng các nước thuộc địa đến lúc này đang ở
                      trong tình trạng hoàn toàn là nô lệ, phải lao động để khai thác tất cả các tài
                      nguyên thiên nhiên của đất nước mình chuyển chúng vào tay bọn bóc lột da
                             3
                      trắng” . Thực chất đó không chỉ là tình cảnh của nhân dân châu Phi mà chính
                      là tình cảnh chung của nhân dân các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân
                      Đông Dương. Có thể khẳng định, những hiểu biết sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc
                      về chế độ thuộc địa ở châu Phi cũng là một cơ sở thực tiễn quan trọng hình

                      thành  nên  những  quan  điểm  của  Người  về  cách  mạng  giải  phóng  dân  tộc  ở
                      thuộc địa.

                            Thứ hai là nạn bắt lính. Thuộc địa châu Phi chính là một nguồn cung cấp
                      binh lính dồi dào cho quân đội viễn chinh của các nước phương Tây. Những
                      người da đen bị xung vào các đơn vị chiến đấu và bị đưa đến các chiến trường
                      khốc liệt để làm “bia thịt” cho những người lính da trắng, nhất là trong cuộc
                      chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong bài báo Đội quân chống cách mạng đăng
                      trên  báo  La  Vie  Ouvrière  (Đời  sống  thợ  thuyền),  ngày  7/9/1923,  Nguyễn  Ái
                      Quốc ước tính, riêng nước Pháp “vào giai đoạn những năm 1914 đến năm 1917,
                      đã cưỡng bức chở sang chiến trường châu Âu tới cả triệu người nô lệ da đen, da
                                                                                                          4
                      vàng  và  những  người  nô  lệ  khác,  hằng  năm  lên  tới  con  số  250.000  người” .

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 405.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 405.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr. 406.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 406.


                                                               246
   243   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253